Top 9 bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh hay nhất

5.0  (1 bình chọn)
 2,208

Xuân Quỳnh là nữ nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của bà được nhiều người biết đến như: huyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Bài Tiếng gà trưa là một minh chứng cho nhận định trên.

Sau đây là tổng hợp top 9 bài văn phân tích bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh hay nhất mà chúng ta sưu tầm được. Cùng cảm thụ bức tranh thiên nhiên êm ả và nỗi lòng người thi sĩ tài hoa này nhé! 

1

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 1

17/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác phẩm: Tiếng gà trưa

Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)

Vài nét về tác phẩm: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Nội dung phân tích: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

Xuân Quỳnh (1942-1988), là một trong những nhà thơ nữ hàng đầu của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Xuân Quỳnh để lại nhiều tác phẩm xuất sắc, có ý nghĩa lớn về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Năm 2017, Xuân Quỳnh được Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. Trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật của mình, Xuân Quỳnh đã để lại hàng trăm bài thơ với đủ đề tài, ý nghĩa khác nhau. Bên cạnh những bài thơ tình đặc sắc, có một mảng đề tài về quê hương, tình cảm gia đình cũng được tác giả rất yêu thích. Trong đó, “Tiếng gà trưa” được đánh giá cao. Bài thơ được sáng tác vào thời kì kháng chiến chống Mỹ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Phân tích bài thơ tiếng gà trưa ta sẽ thấy được tiếng lòng của tác giả về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp và tình cảm bà cháu tha thiết, đằm thắm.

“Tiếng gà trưa” ra đời khi đất nước đang chìm trong máu lửa của cuộc chiến giành độc lập, tự do. Lớp lớp, người người cùng nhau xung phong ra nơi chiến hào để bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, phần lớn là thanh niên trẻ, trái tim còn tràn đầy máu nóng của tình yêu và khát vọng. Bọn họ dễ dàng rung động và nhớ thương dù chỉ với những hình ảnh gợi nhớ nhỏ bé. Mở đầu bài thơ, tác giả miêu tả tiếng gà trưa trên đường hành quân của mình:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Ở đây, chỉ một tiếng gà nhảy ổ ban trưa đã làm dấy lên nỗi nhớ thiết tha của người lính trẻ khi đang “hành quân”. Tiếng gà “Cục…cục tác cục ta” hiện lên tự nhiên, chân thực, khiến trái tim con người dấy lên cảm giác nhớ nhung. Điệp từ “nghe” nhắc lại ba lần cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện được nỗi nhớ khắc khoải, luôn luôn thường trực trong trái tim nhà thơ.

Sau tiếng gà bất chợt ấy, những kỉ niệm tuổi thơ ùa về trong tâm trí tác giả. Những hình ảnh thân thương, quen thuộc lần lượt sống dậy trong hồi tưởng:

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng”

Quê nhà đã hiện lên trước mắt của tác giả từ “ổ rơm đầy những trứng” của những chị gà mái mơ, mái vàng xinh xắn. Chỉ là những quả trứng nhỏ bé, mà như một bầu trời tuổi thơ ùa về. Ngày xưa ấy, có đứa trẻ trưa nắng đi đếm những quả trứng trong ổ, khoe với bạn bè với niềm tự hào sáng ngời. Có cô học trò nhỏ ngồi ngắm từng chú gà, dùng lời văn ngô nghê của mình miêu tả lại từng chi tiết, “lông óng như màu nắng”, xinh xẻo và đáng yêu.

Để rồi, từ hình ảnh những chú gà mái mơ, mái vàng ấy, tác giả lại hồi tưởng về người bà tảo tần, đáng kính của mình:

“Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng:

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng”

Tuổi thơ có đứa trẻ nào không tò mò, trốn bà trốn mẹ xem gà đẻ trứng? Rồi khi nghe lời mắng, “rồi sau này lang mặt”, lại lo lắng, sợ rằng sẽ thành sự thật. Lấy gương soi để xem có bị thật không, rồi hôm sau vẫn tiếp tục trò nghịch dại khờ ấy. Giờ đây, khi cháu đã trưởng thành, đang dấn thân cho cuộc chiến của đất nước, lại thèm lạ lùng lời mắng yêu của người bà khi xưa. Và tác giả như ước thầm, được nhìn dáng người tần tảo, chịu thương chịu khó, “khum soi trứng”, “chắt chiu” cho người cháu bé bỏng của mình những gì tốt đẹp nhất.

“Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo một đời lo nghĩ cho con cháu hiện lên rất rõ rệt. Bà chẳng bao giờ nghĩ đến mình, lúc nào cũng lo lắng cho người cháu được đầy đủ, ấm êm nhất. Bà mong “trời đừng sương muối” để đàn gà khỏe mạnh, cuối năm bán đi có thể sắm cho cháu gái mình những bộ quần áo mới. Người cháu ngây ngô ấy ước được “cái quần chéo go”, cái “áo cánh chúc bầu” còn nguyên vẹn lần hồ, sột soạt theo từng di chuyển. Mùi vải mới như hiện lên đâu đây, làm ùa về bao nỗi nhớ, làm sống mũi cay cay. Chỉ thế thôi mà cháu đã có thể hạnh phúc và vui sướng tột cùng.

Niềm hạnh phúc nhỏ bé của tuổi thơ ngỡ tưởng sẽ mau chóng phôi phai với tâm hồn non dại. Thế nhưng không, nó vẫn tồn tại và len lỏi vào từng giấc ngủ của người lính trẻ:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc,

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.”

Đây là lần thứ tư “tiếng gà trưa” cất lên trong toàn bộ tác phẩm. Tiếng gà ấy như gợi lên những giấc mơ của người lính, về hiện tại lẫn tương lai. Âm thanh bình dị mà thân thương, chứa đựng bao tình cảm thiêng liêng trong lòng người chiến sĩ đang trên đường hành quân ra trận. Tiếng gà trưa giờ đây không còn là âm thanh của một con vật nhỏ bé nữa. Đó là âm thanh của gia đình, quê hương, Tổ quốc, là âm thanh của bao kí ức tươi đẹp, đáng trân trọng trong cuộc đời mỗi người. Nó đã, đang và sẽ theo người cháu đến suốt cuộc đời, ám ảnh và day dứt khôn nguôi. Để rồi trở thành nguồn động lực lớn lao cho người cháu với lí tưởng cao đẹp:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Điệp từ “vì” được lặp lại bốn lần liên tiếp, nhằm nhấn mạnh lí tưởng và mục đích cao đẹp của người lính trẻ. Chiến đấu, trước hết xuất phát từ Tổ quốc, quê hương, xóm làng. Nhưng hơn cả, thẳm sâu trong trái tim người cháu là hình ảnh người bà với những kỉ niệm nhỏ bé nhưng lại có sức sống mãnh liệt. Chúng ta hay nói về những cái lớn lao mà bỏ quên đi những điều thân thuộc bên mình. Biết bao người lính ra đi rồi ngã xuống, vì một tình yêu đất nước và khát vọng tự do. Nhưng họ cũng chiến đấu vì bà, vì mẹ, vì vợ, vì những người thân yêu của mình. Tác giả đã sử dụng các hình ảnh ngày càng được cụ thể hóa, từ mục đích cao cả, thiêng liêng, rộng lớn đến điều nhỏ bé thường ngày giản dị, gần gũi. Có thể thấy, chính tình cảm gia đình đã làm phong phú và sâu sắc hơn tình yêu quê hương, đất nước.

Với mạch thơ từ hiện tại, quá khứ đến tương lai, tiếng gà trưa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, khơi gợi những kỉ niệm rồi tiếp thêm sức mạnh ý chí cho mục tiêu tương lai của người chiến sĩ. Bằng giọng thơ giản dị mà trìu mến, sử dụng các hình ảnh quen thuộc và các thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Xuân Quỳnh đã đưa độc giả đi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Từng lời thơ như xuất phát từ chính tiếng lòng và kỉ niệm của tác giả lại như chính những kỉ niệm của mỗi người, làm sống mũi ta cay cay và khát khao sống lại tuổi thơ cơ cực mà ấm áp bên bà, bên mẹ, bên những người thân yêu.

Từ âm thanh tiếng gà đến những kỉ niệm ùa về trong tâm trí; từ kỉ niệm tuổi thơ hội tụ thành tình yêu quê hương, đất nước; từ hạnh phúc đơn giản nâng tầm thành khát vọng tương lai rộng mở, tất cả được thi sĩ Xuân Quỳnh truyền tải hết sức nhẹ nhàng. Tiếng gà trưa đơn sơ ấy cũng chính là tiếng gọi của Tổ quốc đến những người lính trẻ, chiến đấu và cống hiến cho bình yên của quê hương, cho tiếng gà không bao giờ ngớt trên bản đồ nước Việt.

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 1
2

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 2

17/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác phẩm: Tiếng gà trưa

Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)

Vài nét về tác phẩm: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Nội dung phân tích: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ. “Tiếng gà trưa” cũng chính là sợi dây kết nối các cảm xúc của nhân vật trữ tình: từ hiện tại “Tiếng gà ai nhảy ổ” hồi tưởng lại quá khứ (những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà thân yêu) và hướng tới tương lai cùng sự tự nhận thức nhiệm vụ cao cả: Cháu chiến đấu hôm nay — Vì lòng yêu Tổ quốc – Vì xóm làng thân thuộc – Bà ơi, cũng vì bà – Vì tiếng gà cục tác – Ồ trứng hồng tuổi thơ.

Bài thơ đặc sắc là vì từ một âm thanh bình dị – “tiếng gà trưa”, từ những kỉ niệm riêng, nhà thơ đã chuyển tải được tư tưởng thật lớn lao về đất nước, về cách mạng. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chính là cuộc chiến đấu dể bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, giữ gìn những kỉ niệm và hạnh phúc bình dị của con người. Bài thơ chủ yếu sử dụng phép điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, cách sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, chân thực để nối mạch cảm xúc, thể hiện tình cảm bình dị, thân thương của tình bà cháu.

Điệp ngữ “tiếng gà” và “tiếng gà trưa” được nhắc lại sáu lần ở các khổ 1, 2, 3, 4, 7, 8 nhằm nhấn mạnh và khơi dậy cảm xúc của nhà thơ, là chất keo, sợi dây nối liền mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình qua các khổ thơ. Điệp từ “nghe”: Tác giả nghe không chỉ bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm giác, tâm tưởng, bằng sự hồi tưởng lại những kỉ niệm. Điệp từ “nghe” trở thành một khái niệm trừu tượng và lan toả trong tâm hồn người nghe. Bài thơ ‘Tiếng gà trưa’ được nữ sĩ viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ ‘Hoa dọc chiến hào’ (1968). Bài thơ có 43 câu, trong đó có 39 càu thơ ngũ ngôn, bốn câu thơ có ba chữ. Câu thơ ‘Tiếng gà trưa’ được điệp lại bốn lần, cứ ngân vang mãi trong tâm hồn người lính trên đường hành quân ra trận, như tiếng gọi của quê nhà thân thương. Dòng cảm xúc từ hiện tại man mác và bâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cảm động về đàn gà và ổ trứng hồng, về người bà đôn hậu, đã làm sâu nặng tình yêu đất nước quê hương. ‘Tiếng gà trưa’ là một âm thanh đồng vọng của gia đình, của xóm làng quê, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Đoạn thơ đầu bảy câu nói về tâm trạng người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ: ‘Cục… cục tác cục ta’ cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ là âm thanh bình dị, thân thuộc của làng quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm ‘xao động’ nắng trưa và cả hồn người. Như cho người lính thêm sức mạnh mới. Như gợi nhớ tuổi thơ. Chữ ‘nghe’ được điệp lại ba lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi:

‘Cục… cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ’

Đoạn thơ thứ hai có 26 câu thơ. Càu thơ ‘Tiếng gà trưa’ được láy đi láy lại ba lần, một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao kỉ niêm sâu sắc một thời thơ bé. Nghe tiếng gà trưa, người lính trẻ sống lại, nhớ lại màu hồng trứng gà trên ổ rơm, nhớ lại đàn gà đông đúc mà bà đã tần tảo ‘chắt chiu’. Ta như được ngắm một bức tranh gà rất sống động, rất đẹp. Không phải là bức tranh gà Đông Hồ ngày xưa: ‘Tiếng gà trưa 0 rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng’ Nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất thần tình. Một gam màu sáng tươi mát dịu của bức tranh gà. Có màu hồng của trứng gà trong ổ rơm. Có sắc ‘đốm trắng’ của con gà mái mơ hoà. Có ‘lông óng như màu nắng’ của con gà mái vàng. Cấu trúc song hành đối xứng, chữ ‘này’ đẹp lại hai lần: ‘Này con gà mái mơ… Này con gà mái vàng…’. Ta cảm thấy tay bà, tay cháu đang chỉ, đang đếm những con gà mái tìm mồi trong sân nhà, vườn nhà thân thuộc…

Nghe tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người lính lại bồi hồi nhớ lại bao kí niệm về bà. Quên sao được ‘tiếng mắng’ của bà vì tội cháu nhìn gà đẻ. Sợ bị lang mặt: ‘Cháu về lấy gương soi – Lòng dại thơ lo lắng’. Cháu nhớ mãi hình ảnh ‘Tay bà khum soi trứng…’. Bà tần tảo ‘chắt chiu’ từng quả trứng hồng ‘cho con gà mái ấp’. Là cháu nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la: ‘Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới’ Cái hay của thơ Xuân Quỳnh có lúc là ở những chi tiết nghệ thuật, tuy rất bình dị mà sống động nên thơ. Đó là cái ‘ổ rơm hồng những trứng’, là hình ảnh ‘tay bà khum soi trứng’. Đó là tiếng ‘sột soạt’ của bộ quần áo mới:

Ôi cái quần chéo go Ồng rộng dài quết đất Cái áo cánh chúc bâu Đi qua nghe sột soạt’

Tục ngữ có câu: ‘Già được bát canh, trẻ được'manh áo mới’. Cháu có bao giờ quên được cái quần chéo go, cái áo chúc bâu ngày xưa bà mua cho sau mỗi lần bán gà. Tinh thương cháu của bà đã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ. Trang thơ nữ sĩ đã đi vào mạch sống đời thường một cách dung dị hồn nhiên. Từ liên tưởng, nữ sĩ chuyển sang suy tưởng. Lần thứ tư câu thơ ‘Tiếng gà trưa’ lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ: ‘Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng’ Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó nhắc nhở, nó lay gọi bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận thời chống Mĩ cứu nước: ‘Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác 0 trứng hồng tuổi thơ’

Bài thơ ‘Tiếng gà trưa’ có ba câu thơ hay nhất, đẹp nhất: ‘0 rơm hồng những trứng’, ‘Giấc ngủ hồng sắc trứng’, ‘0 trứng hồng tuổi thơ’. Tất cả đều nói về niềm vui hạnh phúc. Chữ ‘hồng’ là tính từ, làm chức năng vị ngữ, hình tượng thơ vừa đẹp, vừa biểu cảm. Hơn 60 năn về trước, trong làn nắng mới và âm thanh đồng quê ‘xao xác gà trưa gáy não nùng’, thi sĩ Lưu Trọng Lư ‘rượi buồn’ nhớ về tuổi thơ, nhớ ‘nét cười đen nhánh’, nhớ màu áo đỏ của mẹ hiền nay người đã đi xa. Bằng Việt trong những năm du học ở nước ngoài, nhìn ngọn khói con tàu quê người, lại da diết nhớ về tuổi thơ, nhớ tiếng chim tu hú, nhớ bà, nhớ bếp lửa ‘ấp iu nồng đượm’ do tay bà nhen nhóm sớm hôm. Trong bài thơ cùa Xuân Quỳnh, nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ lại nhớ bà, nhớ ổ trứng hồng tuổi thơ. Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói mới về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương đất nước.

Tiếng gà trưa’là một bài thơ hay, tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà trưa cũng là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong khángchiến chống Mĩ. Rất thơ và rất đẹp.

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 3
3

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 3

17/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác phẩm: Tiếng gà trưa

Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)

Vài nét về tác phẩm: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Nội dung phân tích: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Bà thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của bà thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. "Tiếng gà trưa" được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu.

Cũng như nhiều tác phẩm đã được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bài thơ này cũng hướng vào chủ đề chung của văn học thời kì này: lòng yêu nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Vì thế, tác phẩm có nhiều kỉ niệm riêng của nhà thơ nhưng hình tượng nhân vật trung tâm lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân ra tiền tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ hòa cùng cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc một cách tự nhiên, vừa gần gũi, vừa cao cả, thiêng liêng, lay động lòng người. Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ việc nghe thấy tiếng gà nhảy ổ khi dừng chân bên xóm nhỏ trên con đường hành quân ra trận. Tất cả được gọi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường - tiếng gà mái cục tác trong buổi trưa. Tiếng gà đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ: Tiếng gà trưa gắn liền với những con gà mái mơ, gà mái vàng của tuổi thơ ấu.

Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào. Với ý nghĩa như vậy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quả trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan xen các màu trắng, đen, hồng... trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Xúc động hơn nữa, ấm áp hơn nữa đó chính là hình ảnh, âm thanh của tiếng gà đã gợi dậy trong tâm hồn của những người lính hình ảnh của người bà đầy thân thương cùng những kí ức , kỉ niệm của hai bà cháu:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lăng mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Hình ảnh người bà hiện lên đầy tự nhiên như một miền kí ức chợt được gợi mở. Cũng trong không gian trưa, trong tiếng gà ấy rộn không gian có tiếng của bà “Có tiếng bà vẫn mắng”, bà đã mắng yêu đứa cháu vì nhìn những con gà đang đẻ, theo quan niệm dân gian xưa thì nhìn gà đẻ sẽ bị lang mặt, trở nên xấu xí. Bà đã nhắc nhở đứa cháu khiến cho người cháu lo lắng mà về nhà lấy gương soi. Người bà hiện lên trong chốc lát nhưng lại khiến cho người đọc cảm động khôn nguôi. Bởi trong chiến tranh vẫn ấm lên thứ tình cảm đẹp như thế, đó là tình bà cháu, tình cảm gia đình. Âm thanh tiếng gà trở thành niềm mong đợi chung của mọi con người trong cuộc chiến. Đó cũng là tình cảm chung của thời đại, là sức mạnh chính nghĩa của dân tộc chống kẻ thù hung bạo. Bài thơ còn là lời cổ vũ động viên sức mạnh chiến đấu. Chiều sâu tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm chính là ở chỗ đó. Lắng lại lần nữa qua âm thanh tiếng gà, ta bắt gặp hình tượng tác giả với con người công dân đậm chất sử thi, đồng hiện cùng con người thế sự, đời tư được thể hiện ở phần cuối bài thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Hướng hẳn về người bà để tâm sự, chủ thể trữ tình đã thông qua đó giãi bày được nỗi niềm da diết nhớ, lời yêu thương, lòng kính trọng bà và nguyên nhân của hành động ra trận. Điệp từ vì đi liền nhau, đứng đầu các dòng thơ cùng với các cụm từ khu biệt cung bậc cụ thể tính mục đích càng thể hiện rõ nội dung tư tưởng lớn lao và sâu sắc của bài thơ. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến, da diết bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi về tình cảm bà cháu cao quý, thiêng liêng đầy cảm động và chính từ tình cảm đó trở thành động lực để bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ dường như có một góc khuất sâu xa nào đó trong kí ức của chính tác giả được sống dậy, đó là một tuổi thơ nghèo khó, khổ cực nhưng ấm áp bên bà. Chính vì thế càng hiểu sâu bài thơ càng khiến ta xót lòng thương cảm.Hướng hẳn về người bà để tâm sự, chủ thể trữ tình đã thông qua đó giãi bày được nỗi niềm da diết nhớ, lời yêu thương, lòng kính trọng bà và nguyên nhân của hành động ra trận. Điệp từ vì đi liền nhau, đứng đầu các dòng thơ cùng với các cụm từ khu biệt cung bậc cụ thể tính mục đích càng thể hiện rõ nội dung tư tưởng lớn lao và sâu sắc của bài thơ.

Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến, da diết bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi về tình cảm bà cháu cao quý, thiêng liêng đầy cảm động và chính từ tình cảm đó trở thành động lực để bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ dường như có một góc khuất sâu xa nào đó trong kí ức của chính tác giả được sống dậy, đó là một tuổi thơ nghèo khó, khổ cực nhưng ấm áp bên bà. Chính vì thế càng hiểu sâu bài thơ càng khiến ta xót lòng thương cảm.

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 4
4

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 4

17/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác phẩm: Tiếng gà trưa

Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)

Vài nét về tác phẩm: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Nội dung phân tích: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ xuất sắc, trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn với những tình cảm ấm áp, bình dị, đời thường. Và có thể nói bài thơ "Tiếng gà trưa", tác phẩm ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.

thanh tiếng gà trưa là âm thanh bình di, gần gũi với những người dân quê Việt Nam, nó chất chứa bao ý nghĩa, tình cảm và với người chiến sĩ trong bài thơ "Tiếng gà trưa' cũng vậy. Khổ thơ mở đầu bài thơ đã khắc họa rõ nét, chân thực và sâu sắc âm thanh của tiếng gà trưa trên đường hành quân.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã gợi ra hoàn cảnh xuất hiện của âm thanh tiếng gà, đó là thời gian dừng chân bên một xóm nhỏ trên chặng đường dài hành quân và để rồi trong chính hoàn cảnh ấy, người chiến sĩ đã nghe thấy âm thanh của tiếng gà trưa "Cục... cục tác... cục ta" - một âm thanh gần gũi, quen thuộc và gợi lên trong người chiến sĩ ấy biết bao cảm xúc bao kỉ niệm.

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng điệp từ nghe lặp lại nhiều lần, ba câu thơ dường như đã làm bật lên niềm xúc động, bồi hồi của nhân vật trữ tình lúc nghe thấy những âm thanh của tiếng gà trưa. m thanh của tiếng gà trưa đã làm vơi đi cái nắng, cái mệt nhọc, vất vả trên bước đường hành quân để rồi thay vào đấy là những kỉ niệm của tuổi thơ cứ thế gọi nhau ùa về. Và để rồi, trong năm khổ thơ tiếp theo của bài thơ, trong âm thanh của tiếng gà trưa đã gợi về trong người chiến sĩ biết bao kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ bên người bà yêu mến. Trước hết đó chính là những kỉ niệm của tuổi thơ:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Những năm tháng tuổi thơ bên bà nơi làng quê yên bình dường như đã đi sâu vào trong trái tim cháu và để rồi khi âm thanh của tiếng gà trưa vang lên những kỉ niệm ấy lại ùa về. Đó là hình ảnh của những ổ rơm hồng đầy trứng, là hình ảnh của gà mái mơ, gà mái vàng với những màu sắc rất riêng, độc đáo. Và tuổi thơ ấy còn cả những tiếng mắng của bà và sự ngây ngô, hồn nhiên của cháu sau mỗi lần bị bà mắng. Và có lẽ điều đáng nhớ, đáng trân trọng nhất trong những năm tháng tuổi thơ của cháu đó chính là hình ảnh người bà tảo tần, vất vả nhưng đầy tình yêu thương, sự quan tâm, che chở, chăm sóc cháu.

Nhớ về bà, người cháu nhớ đến lời mắng của bà, lời mắng ấy chất chứa bao niềm mong ước của bà với cháu. Bà mắng bởi lẽ bà luôn mong muốn cháu của bà sau này lớn lên sẽ thật đẹp và xét đến cùng đấy chính là tình yêu thương, sự quan tâm vô bờ bến mà bà luôn dành cho cháu. Nhớ về bà, cháu nhớ tới hình ảnh bà chắt chiu, dành dụm từng quả trứng:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Hình ảnh "tay bà khum soi trứng", chắt chiu từng quả trứng cho gà ấp gợi lên hình ảnh một người bà tảo tần, chịu thương, chịu khó, luôn cố gắng chắt chiu, dành dụm trong cuộc sống vất vả nhiều lo toan. Và người bà trong tâm trí của cháu còn hiện lên với biết bao nỗi lo toan mỗi độ đông về:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Khổ thơ đã cho chúng ta thấy những lo lắng cũng như mong ước của người bà. Bà vẫn luôn lo lắng mỗi khi đông đến, thời tiết giá lạnh và sương muối bủa vây sẽ khiến đàn gà sẽ đổ bệnh. Đó có lẽ là nỗi lo lắng thường trực, lặp đi lặp lại trong bà mỗi năm. Và cùng với nỗi lo lắng ấy chính là mong ước của bà, bà mong sao cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để đàn gà có thể lớn lên khỏe mạnh, cuối năm bà có thể bán chúng đi để mua cho cháu một bộ quần áo mới để đón Tết. Nỗi lo lắng của bà chính là vì niềm vui của người cháu. Qua đó có thể thấy tình yêu thương sâu sắc, vô bờ bến của bà đối với người cháu của mình. Nếu trong sáu khổ thơ đầu của bài thơ, âm thanh của tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thì trong hai khổ thơ còn lại đã cho chúng ta thấy những suy tư được gợi lên từ tiếng gà. Trước hết đó chính là những suy tư về hạnh phúc:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng

Âm thanh của tiếng gà trưa và "ổ trứng hồng sắc trứng" là những hình ảnh gần gũi, bình dị trong tâm khảm của những người con ở mọi làng quê đất Việt, là hình ảnh của cuộc sống yên bình, ấm no và với người cháu đó còn là hình ảnh gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ, với người bà yêu quý của mình. Và để rồi, với cháu "giấc ngủ hồng sắc trứng" - giấc mơ những điều bình dị trở thành điều hạnh phúc và tuyệt vời nhất. Và có lẽ, với cháu, hạnh phúc không ở đâu xa xôi mà nó hiện hữu ngay ở những điều bình dị, giản đơn nhất trong cuộc sống đời thường. Không chỉ suy tư về hạnh phúc, người cháu còn suy tư về hiện tại, về mục đích chiến đấu của mình:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Trong khổ thơ cuối của bài thơ, tác giả đã sử dụng điệp từ "vì" lặp lại bốn lần cùng với thủ pháp liệt kê với mức độ từ khái quát đến cụ thể đã nhấn mạnh mục đích chiến đấu của cháu ngày hôm nay. Mục đích chiến đấu đấy là vì Tổ quốc, vì xóm làng, vì bà và vì tiếng gà cục tác.

Tóm lại, với việc sử dụng thể thơ năm chữ với những hình ảnh gần gũi, chân thực và cách diễn đạt tự nhiên, bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh từ âm thanh tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ, hồn nhiên của tuổi thơ cùng tình cảm bà cháu đáng quý. Đồng thời, qua đó giúp chúng ta hiểu rằng tình cảm gia đình sẽ làm sâu sắc thêm cho tình cảm quê hương, đất nước.

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 5
5

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 5

17/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác phẩm: Tiếng gà trưa

Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)

Vài nét về tác phẩm: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Nội dung phân tích: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ thân thương gắn với người bà mà tác giả vô cùng yêu quý. Tiếng gà trưa không chỉ gọi về tuổi thơ mà còn làm bừng sáng cả hiện tại và tương lai bởi tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước.

Cũng như nhiều tác phẩm đã được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ này cũng hướng vào chủ đề chung của văn học thời kì này: lòng yêu nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Vì thế, tác phẩm có nhiều kỉ niệm riêng của nhà thơ nhưng hình tượng nhân vật trung tâm lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân ra tiền tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ hòa cùng cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc một cách tự nhiên, vừa gần gũi, vừa cao cả, thiêng liêng, lay động lòng người.

Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ việc nghe thấy tiếng gà nhảy ổ khi dừng chân bên xóm nhỏ trên con đường hành quân ra trận. Tất cả được gọi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường – tiếng gà mái cục tác trong buổi trưa. Tiếng gà đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ: Tiếng gà trưa gắn liền với những con gà mái mơ, gà mái vàng của tuổi thơ ấu. Tiếng gà trưa gắn liền với người bà rất mực yêu thương và chăm lo cho cháu. Tiếng gà gắn với mơ ước bé nhỏ có được một bộ quần áo mới để đón tết từ tiền bán gà. Tiếng gà trưa cùng với người chiến sĩ hành quân vào cuộc chiến, khắc sâu thêm tình cảm tha thiết dành cho quê hương đất nước.

Xóm nhỏ là xóm nhỏ nào trên chặng đường hành quân không mệt mỏi, người đọc không biết và tác giả cũng không nói rõ. Chỉ có tiếng gà là rất thực, rất đời, rất thân thương và gần gũi, khiến cho người chiến sĩ ấy xiết bao xúc động. Tiếp sau đó điệp từ “nghe” nối tiếp nhau, được nhắc lại ba lần như những dư ba kì diệu của tiếng gà. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt đi cái oi ả buổi ban trưa, xua tan nỗi mệt mỏi bước chân người chiến sĩ và đánh thức những kỉ niệm ngọt ngào thời thơ ấu, đưa các anh sống lại những năm tháng tươi đẹp, hồn nhiên nhất của cuộc đời. Đoạn đầu mở ra không khí rất đỗi thanh bình, trái ngược hẳn với những đau thương mất mát mà hàng ngày, hàng giờ những người lính phải đối mặt, đương đầu.

Sau tiếng gà nhảy ổ ở hiện tại, sang khổ 2, 3, 4 đã gọi về những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Ba khổ thơ, cùng điệp từ tiếng gà trưa, khiến những kỉ niệm thân thương và đẹp đẽ cứ thế ùa về. Qua các câu thơ chúng ta như được cùng người chiến sĩ ấy sống những ngày tháng êm đềm trong tình yêu thương của bà. Tuổi thơ ấy được dệt lên bởi những kỉ niệm về những chị gà mái mơ, gà mái vàng, về chuyện nhìn gà đẻ bị bà mắng yêu, về hình ảnh bà khum soi trứng, về tấm lòng chắt chiu, âu yếm của bà và nỗi khao khát có được quần áo mới.

Càng đọc, những rung động tha thiết về tuổi thơ trong trẻo càng dâng lên tha thiết. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp đẽ, hiền từ như một bà tiên. Bà đã dành tất cả sức lực và tình yêu cho đứa cháu nhỏ, đã tần tảo, chắt chiu, chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như nâng đỡ hạnh phúc, mơ ước nhỏ bé và giản dị của đứa cháu thơ dại. Hình ảnh đứa bé xúng xính, sột soạt trong bộ quần áo mới nghe sao mà cảm động đến nao lòng. Đấy đâu chỉ là một bộ quần áo mới biết kêu sột soạt mà còn là nỗi sung sướng và cảm động của đứa cháu, mà còn là niềm hạnh phúc, là tấm lòng chan chứa yêu thương của bà dành cho cháu.

Sau tiếng gà trưa lần thứ 4, người lính hướng hẳn vào trong tâm tưởng để giãi bày lòng mình. Bằng cách biểu đạt này, nhà thơ vừa bày tỏ được nỗi nhớ da diết về người bà ở phương xa, vừa bộc lộ được nhận thức của mình về trách nhiệm của người cầm súng. Xuân Quỳnh đã sử dụng thể thơ ngũ ngôn với sự sáng tạo linh hoạt. Điệp ngữ: tiếng gà trưa, nghe kết nối các phần của bài thơ và điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng. Lời thơ vô cùng xúc động.

Tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ, giục giã người cầm súng. Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng của bài thơ đã được mở rộng, hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở những người chiến sĩ cầm chắc tay súng tiến lên chống kẻ thù xâm lược bảo vệ sự bình yên cho gia đình, cho quê hương đất nước, cho những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của tuổi thơ.

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 6
6

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 6

17/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác phẩm: Tiếng gà trưa

Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)

Vài nét về tác phẩm: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Nội dung phân tích: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

Từ lâu ta đã biết đến tiếng thơ vừa sôi nổi vừa đằm thắm mà tha thiết, trong sáng của Xuân Quỳnh, nay đến với Tiếng gà trưa lại một lần nữa ta bắt gặp điệu cảm xúc ấy. Bài thơ là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ qua hình tượng tiếng gà trưa. Đó là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người.

Tiếng gà trưa là âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt. nó gợi về cuộc sống yên ả, sự lao động yên vui, ấm áp của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Ở đây, bằng những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn rất riêng Xuân Quỳnh đã thổi vào thứ âm thanh ấy một vẻ đẹp rất thiêng liêng của những cảm xúc ấu thơ của người lính hành quân. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào. Với ý nghĩa như vậy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

"Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ".

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quả trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc.

"Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng."

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

"Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới."

Nổi bật qua suốt những câu thơ ấy là hình ảnh người bà chắt chiu, dành dụm yêu thương cháu. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà tốt giúp cháu có những bộ quần áo mới, dù nó chỉ nhỏ thôi nhưng mà thấm thía biết bao nhiêu. Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

"Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt"

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

"Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng."

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu. Tiếng gà trưa, đâu chỉ là âm thanh của một con vật vô tri mà nó là tiếng gọi của tuổi thơ, của yêu thương hồng, là những âm thanh của kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. nó cứ ám ảnh, âm vang day dứt mãi trong lòng nhà thơ, trong những giấc mơ tuổi nhỏ. Âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức đứa cháu nhỏ, đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. Đó cũng là lí do để người cháu sống cống hiến:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

Điệp từ "vì" được lặp lại 4 lần liên tiếp nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Đó là vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng quê thuộc nơi chôn rau cắt rốn của tuổi thơ, nhưng đất nước quê hương vô cùng vô tận, mênh mông ấy cũng chỉ mãi hữu hình trong dáng bà thầm lặng hi sinh, gắn với âm thanh của tiếng gà trưa quen thuộc. Hai tiếng "bà ơi" vang lên nghe mới tha thiết mà đằm thắm làm sao, nó vừa xúc động thiêng liêng, vừa bỏng sôi mãnh liệt. Giống như nó được chực trào ra từ tận đáy lòng thổn thức không thể kìm lòng. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Qua đây thấy được tình cảm tiền tuyến hậu phương của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến, gian khổ có thể làm mệt mỏi, bom đạn có thể hủy diệt mọi thứ nhưng những tình cảm về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng tiếng gà trưa không bao giờ chết mà vẫn còn nguyên lửa, vẫn cứ dâng dâng trong lòng người.

Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 7
7

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 7

17/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác phẩm: Tiếng gà trưa

Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)

Vài nét về tác phẩm: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Nội dung phân tích: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

Theo thời gian, mọi thứ luôn có thể thay đổi theo quy luật năm tháng nhưng có lẽ có một điều không bao giờ thay đổi đó là những rung động do kỉ niệm tuổi thơ đem lại mà mỗi người đều có. Đối với Xuân Quỳnh kỉ niệm ấy là tiếng gà "cục...cục tác cục ta" của những năm tháng sống êm đềm bên người bà kính yêu. Từ những tình cảm tha thiết mến yêu bà, người đọc cảm nhận sâu sắc tình yêu quê hương đất nước mà nhà thơ muốn gửi gắm. Tiếng gà trưa chính là một bài thơ như thế!

Bài thơ được sáng tác vào năm 1968, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt và gian khổ, trong hoàn cảnh đó, nhà thơ đã chọn cho mình một điểm gợi cảm xúc đó là trên con đường hành quân:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục... cục tác cục ta"

Như một lời kể về chuyến hành trình bắt gặp cảm xúc, trên con đường hành quân, khi đi qua một xóm nhỏ, nghe tiếng gà vọng ra, vọng về cả một vùng trời bâng khuâng xúc cảm. Tiếng gà ấy vừa vang lên thì:

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Từ "nghe" được điệp lại ba lần đặt ở đầu ba câu thơ như bật lên niềm xúc cảm xao xuyến bâng khuâng khó tả của lòng người. Tiếng gà dường như có một sức mạnh ghê gớm khiến cho chỉ vừa cất lên đã làm cho nắng ngả phải xao động hay có lẽ chính là lòng người xao động làm cho nắng nhìn như ngả sang. Chỉ cần nghe được tiếng gà ấy mà bao nhiêu mệt nhọc trên con đường hành quân như tan biến hết bởi kí ức tuổi thơ theo tiếng gà ùa về đã làm cho bàn chân vơi mỏi. Khi ấy, mọi hình ảnh của tuổi thơ như ùa về trong tâm trí tác giả:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng:

- Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Kỉ niệm tuổi thơ bên bà là những cô gà mái mơ "khắp mình hoa đốm trắng" cùng "lông óng như màu nắng". Rồi cả tiếng bà mắng nhìn gà đẻ sẽ lang mặt đều là những hình ảnh không thể nào phai nhòa trong kí ức Xuân Quỳnh. Kỉ niệm ấy còn là tình cảm chắt chiu thầm kín của bà:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Hình ảnh người bà "tay khum soi trứng" thật đẹp, thật hiền từ, đó là hình ảnh của một người bà tần tảo, chu đáo sớm hôm lo cho đàn gà đẻ trứng và cũng là lo cho gia đình thân yêu.

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Mọi hi vọng bà đều đặt vào đàn gà, bà lo trời sương muối, đàn gà không chịu được và chỉ mong cuối năm bán gà có được tiền cho cháu mua quần áo mới. Có lẽ hình ảnh của những bộ quần áo được đổi bằng tiền bán gà, đổi bằng những tần tảo sớm hôm của bà vô cùng đặc biệt, đó là chiếc quần chéo go rộng đến quét đất, rồi chiếc áo chúc bâu rộng thùng thình, khi đi lại nghe sột soạt. Tất cả những món ấy tuy bình dị mà hết sức thân thương, trìu mến, đó không chỉ là cái quần, cái áo mà còn là công sức, tình cảm yêu thương của người bà thầm lặng cho cháu. Tình cảm ấy luôn được ẩn giấu trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng

Và từ tình cảm gia đình cụ thể, Xuân Quỳnh đã khái quát lên tình cảm lớn lao rộng rãi đó là tình yêu tổ quốc:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Ta như hình dung ra tâm trạng người lính từ những kỉ niệm về tuổi thơ của mình mà khi quay về thực tại với con đường hành quân trở nên giàu lòng hăng hái với giọng thơ tràn trề sinh khí. Xuân Quỳnh đã khẳng định mục đích chiến đấu hôm nay đó là vì tổ quốc, vì bà, vì kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của mình.

"Ổ trứng hồng tuổi thơ" không đơn thuần là những hình ảnh kỉ niệm mà còn biểu tượng cho sự êm đềm, thanh bình của một làng quê mà khi giặc Mỹ đến đã phá tan sự yên bình ấy. Và nhà thơ khẳng định mình chiến đấu hôm nay chính là vì muốn bảo vệ quê hương, bảo vệ sự yên bình của mọi mái nhà trên tổ quốc.

Bài thơ chỉ với ngôn từ và hình ảnh giản dị nhưng thật dễ đi sâu vào lòng người, ta cảm nhận rõ nét tình cảm của hai bà cháu thắm thiết hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 8
8

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 8

17/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác phẩm: Tiếng gà trưa

Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)

Vài nét về tác phẩm: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Nội dung phân tích: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường với những rung cảm, khát vọng mãnh liệt của một trái tim người phụ nữ chân thành, đằm thắm. Thơ Xuân Quỳnh đa dạng với nhiều đề tài phong phú như tình yêu quê hương đất nước, tình bà cháu, tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi,...Bài thơ “tiếng gà trưa” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa là tiếng nói của tình cảm gia đình, vừa là câu chuyện của thời đại. Tình yêu bà gắn với tình yêu tổ quốc, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. Mạch cảm xúc của bài thơ luân chuyển từ hiện tại trở về quá khứ và sau cùng lại về với thực tại. Sự thay đổi về thời gian cũng chính là sự luân chuyển dòng cảm xúc của tác giả.

Mở đầu bài thơ, với giọng điệu nhẹ nhàng, tự nhiên cùng lời lẽ ngắn gọn, hàm súc Xuân Quỳnh đã khiến người đọc hình dung ra câu chuyện về người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi, dừng chân nghỉ lại nơi xóm làng ban trưa, nghe thấy tiếng gà nhảy ổ và bất giác nghĩ về kỉ niệm tuổi thơ cùng người bà kính yêu của mình:

“Trên đường hành quân xa

.... Nghe gọi về tuổi thơ”

Tiếng gà trưa được mô phỏng rất cụ thể “cục...cục tác cục ta” gợi lên sự thân thương, quen thuộc đối với người chiến sĩ, nó chính là âm thanh khơi gợi niềm xúc cảm trong lòng người. Từ “nghe” được điệp lại ba lần với những hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ” đã khẳng định sức lan tỏa của tiếng gà. Nó không chỉ làm thay đổi về ngoại cảnh, về cảm giác mà còn thấm sâu vào tâm hồn với sức mạnh đánh thức tiềm thức của tuổi thơ, gọi những cảm xúc dường như đã được ngủ quên thức dậy. Những dấu ấn tuổi thơ cùng tình cảm bà cháu chợt ùa về. Những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ hiện về vô cùng bình dị, hồn nhiên. Đó là hình ảnh về những ổ rơm hồng đầy trứng, con gà mái mơ hoa đốm trắng, con gà mái vàng lông óng như màu nắng. Cách gọi thân thương “này...này” cũng cách miêu tả rất chi tiết về con vật cho thấy đây đều là những hình ảnh rất đỗi gần gũi, thân thuộc đối với người chiến sĩ.

Đó còn là kỉ niệm xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng rồi dại khờ lo lắng bị lang mặt. Kí ức tuổi thơ hồn nhiên, ngây ngô, sáng trong ấy là kỉ niệm không bao giờ quên đối với người chiến sĩ. Những kỉ niệm ấy còn là niềm vui của con trẻ khi được bộ quần áo mới. Sống lại những kỉ niệm tươi đẹp, hồn nhiên của tuổi thơ, người chiến sĩ như được tiếp thêm tinh thần, động lực chiến đấu. Nhà thơ đã miêu tả rất nhiều chi tiết, những hình ảnh thân thuộc với làng quê Việt Nam, tạo nên sự gần gũi thân thương đối với mỗi người. Cùng với những kỉ niệm tuổi thơ, hình ảnh về bà cùng tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng cũng được vọng về qua tiếng gà trưa.

“Tiếng gà trưa/Tay bà khum soi trứng

...Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới.

Hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo khó với bàn tay khum khum soi trứng, lo cho đàn gà toi khi gió mùa đông tới, mong trời đừng sương muối để cháu có được bộ quần áo mới thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc tận tâm mà bà dành cho các cháu. Tình bà cháu thiêng liêng, thắm thiết thật khiến lòng người xúc động. Ta trân quý tình bà tần tảo hi sinh để chăm lo cho đàn cháu, ta thương cảm tình cháu kính yêu và biết ơn bà. Tiếng gà trưa không chỉ đánh thức bao kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, trong sáng, vọng về tình cảm bà cháu thiêng liêng, cao quý mà tiếng gà ấy còn mang đến bao nhiêu hạnh phúc với những giấc mơ hồng sắc trứng. Tất cả những điều ấy đã thôi thúc, giục giã mục đích chiến đấu của người chiến sĩ ngày hôm nay:

“Cháu chiến đấu hôm nay

...Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Điệp từ “vì” được lặp lại bốn lần trong một khổ thơ để nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Các anh gác bút nghiên lên đường ra trận không phải vì riêng bản thân mình mà vì tất cả, vì Tổ quốc, vì xóm làng, vì bà, vì cả tiếng gà cục tác. Các đối tượng được liệt kê theo hướng cụ thể hóa, từ mục đích cao cả, thiêng liêng, lớn lao đến những mục đích cụ thể, giản dị, gần gũi. Có thể thấy, tình cảm gia đình đã làm phong phú, sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước. Tiếng gà trưa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ, gợi nhắc những kỉ niệm, khơi gợi những tình cảm và là động lực chiến đấu của người chiến sĩ. Mỗi lần tiếng gà trưa được lặp lại là mỗi lần ta bắt gặp một dòng cảm xúc da diết, nghẹn ngào.

Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến, da diết bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi về tình cảm bà cháu cao quý, thiêng liêng đầy cảm động và chính từ tình cảm đó trở thành động lực để bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ dường như có một góc khuất sâu xa nào đó trong kí ức của chính tác giả được sống dậy, đó là một tuổi thơ nghèo khó, khổ cực nhưng ấm áp bên bà. Chính vì thế càng hiểu sâu bài thơ càng khiến ta xót lòng thương cảm.

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 9
9

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 9

17/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác phẩm: Tiếng gà trưa

Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988)

Vài nét về tác phẩm: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.  Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Nội dung phân tích: Tiếng gà trưa trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.

Bài thơ “Tiếng gà trưa” được nữ sĩ viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ có 43 câu, trong đó có 39 câu thơ ngũ ngôn, 4 câu thơ có 3 chữ. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được điệp lại 4 lần, cứ ngân vang mãi trong tâm hồn người lính trên đường hành quân ra trận, như tiếng gọi của quê nhà thân thương.

Dòng cảm xúc từ hiện tại man mác và bâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cảm động về đàn gà và ổ trứng hồng, về người bà đôn hậu, đã làm sâu nặng tình yêu đất nước quê hương. “Tiếng gà trưa “ là một âm thanh đồng vọng của gia đình, của xóm làng quê, trở thành hành trang của người lính trẻ. Đoạn thơ đầu 7 câu nói về tâm trạng người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ: “Cục... cục tác cục ta” cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ là âm thanh bình dị, thân thuộc của làng quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm “xao động” nắng trưa và cả hồn người. Như cho người lính thêm sức mạnh mới. Như gợi nhớ tuổi thơ. Chữ “nghe” được điệp lại 3 lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi:

“Cục... cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Đoạn thơ thứ hai có 26 câu thơ. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được láy đi láy lại 3 lần, một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé. Nghe tiếng gà trưa, người lính trẻ sống lại, nhớ lại màu hồng trứng gà trên ổ rơm, nhớ lại đàn gà đông đúc mà bà đã tần tảo “chắt chiu”. Ta như được ngắm một bức tranh gà rất sống động, rất đẹp. Không phải là bức tranh gà Đông Hồ ngày xưa:

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng”

Nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất thần tình. Một gam màu sáng tươi mát dịu của bức tranh gà. Có màu hồng của trứng gà trong ổ trứng. Có sắc “đốm trắng” của con gà mái mơ hoa. Có “lông óng như màu nắng” của con gà mái vàng. Cấu trúc song hành đối xứng, chữ “này” điệp lại hai lần: “Này con gà mái mơ... Này con gà mái vàng...”. Ta cảm thấy tay bà, tay cháu đang chỉ, đang đếm những con gà mái tìm mồi trong sân nhà, vườn nhà thân thuộc... Nghe tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người lính lại bồi hồi nhớ lại bao kỉ niệm về bà. Quên sao được “tiếng mắng” của bà vì tội cháu nhìn gà đẻ. Sợ bị lang mặt: “Cháu về lấy gương soi - Lòng dại thơ lo lắng”. Cháu nhớ mãi hình ảnh “tay bà khum soi trứng...”. Bà tần tảo “chắt chiu” từng quả trứng hồng “ cho con gà mái ấp”. Là cháu nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la:

“Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”

Cái hay của thơ Xuân Quỳnh có lúc là ở những chi tiết nghệ thuật, tuy rất bình dị mà sống động nên thơ. Đó là cái “ổ rơm hồng những trứng “, là hình ảnh “tay bà khum soi trứng. Đó là tiếng “sột soạt” của bộ quần áo mới:

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Tục ngữ có câu: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Cháu có bao giờ quên được cái quần chéo go, cái áo chúc bâu ngày xưa bà mua cho sau mỗi lần bán gà. Tình thương cháu của bà đã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ. Trang thơ nữ sĩ đã đi vào mạch sống đời thường một cách dung dị hồn nhiên. Từ liên tưởng, nữ sĩ chuyển sang suy tưởng. Lần thứ tư câu thơ “Tiếng gà trưa” lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó nhắc nhở, nó lay gọi bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận thời chống Mĩ cứu nước:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Bài thơ “Tiếng gà trưa” có 3 câu thơ hay nhất, đẹp nhất: “Ổ rơm hồng những trứng” , “Giấc ngủ hồng sắc trứng”, “Ổ trứng hồng tuổi thơ”. Tất cả đều nói về niềm vui hạnh phúc. Chữ “hồng” là tính từ, làm chức năng vị ngữ, hình tượng thơ vừa đẹp, vừa biểu cảm. Hơn 60 năm về trước, trong làn nắng mới và âm thanh đồng quê “xao xác gà trưa gáy não nùng “, thi sĩ Lưu Trọng Lư “rượi buồn” nhớ về tuổi thơ, nhớ “nét cười đen nhánh”, nhớ màu áo đỏ của mẹ hiền nay người đã đi xa. Bằng Việt trong những năm du học ở nước ngoài, nhìn ngọn khói con tàu quê người, lại da diết nhớ về tuổi thơ, nhớ tiếng chim tu hú, nhớ bà, nhớ bếp lửa “ấp iu nồng đượm” do tay bà nhen nhóm sớm hôm. Trong bài thơ của Xuân Quỳnh, nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ lại nhớ bà, nhớ ổ trứng hồng tuổi thơ.

Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói mới về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương đất nước. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay, tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà trưa cũng là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong kháng chiến chống Mĩ. Rất thơ và rất đẹp.

Bài văn phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 10

Tiếng gà trưa không đơn thuần là gợi nhớ lại những kỷ niệm ấu thơ bên người bà yêu dấu, đó còn là tình yêu quê hương, yêu đất nước và khát khao cống hiến cho Tổ quốc của ngưởi thi sĩ. Chúc các em cảm thụ tốt và làm văn về chủ đề này hơn hơn sau khi đọc tài liệu tham khảo Top 9 bài văn phân tích bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh hay nhất mà chúng tôi sưu tầm trên nhé! 

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo