Chiều cao cân nặng chuẩn ở từng độ tuổi và giới tính là bao nhiêu?

5.0  (1 bình chọn)
0 bình luận
04/12/2019
 9,969

Hiện nay, Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có chiều cao thấp nhất và có tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cao nhất trên thế giới hiện nay. Do đó, vấn đề này luôn nhận được sự quan tâm của toàn thể người dân từ các bậc làm cha mẹ cho đến các chuyên gia y tế. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời các bạn cùng đến với bài viết mang chủ đề chiều cao cân nặng chuẩn dưới đây.

1. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-10 tuổi

Có rất nhiều ba mẹ thắc mắc “Không biết chiều cao, cân nặng bao nhiêu là vừa với con tôi?” đây là câu hỏi tưởng đơn giản nhưng lại không dễ trả lời của các mẹ.“Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam chuẩn WHO” dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn từ sơ sinh 0 tuổi đến 10 tuổi ở cả bé trai và bé gái.
chieu-cao-can-nang-chuan-1-1-1024x628                              Bảng chiều cao cân nặng chuẩn ở trẻ
chieu-cao-can-nang-chuan-2-1024x607                       Bảng chiều cao cân nặng chuẩn ở trẻ (xanh: bé trai, cam: bé gái)

Cách tra cứu chiều cao, cân nặng của các bé thông qua bảng trên

Có 3 cột chính là cột “Bé trai” ” Tháng tuổi” ” Bé gái” mẹ gióng theo hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của con. Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột:
  • TB: Đạt chuẩn trung bình
  • Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
  • Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)

Nguyên tắc đo chiều cao cho các bé

Đo nằm cho bé dưới 2 tuổi nên dùng thước đo chuyên dụng:
  • Để trẻ nằm ngửa trên thước đo, đầu chạm sát một cạnh của thước đo
  • Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà.
  • Một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân thẳng đứng.
  • Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ
Đo đứng dùng loại thước đo chiều cao được đóng cố định vào tường:
  • Khi đo, thước đo phải cố định, thẳng, vuông góc với sàn nhà
  • Vạch số 0 phải sát với sàn nhà
  • Trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường
  • Đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát vào tường
  • Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình
  • Dùng bảng gõ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo
Lưu ý: Bỏ giày, mũ, áo khoác cho bé trước khi đo. Nên đo chiều cao cho bé mỗi tháng 1 lần trong 1 năm đầu.

Nguyên tắc đo cân nặng đúng cho bé để tra cứu chính xác nhất

Tùy điều kiện, có thể chọn một trong các loại cân khác nhau như: Cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử, cân đồng hồ. Các mẹ cần lưu ý, cân phải có độ nhạy (thường độ chia tối thiểu cần đạt 0,1 kg) và đảm bảo độ chính xác. Vị trí đặt cân phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và phải đảm bảo chiếu sáng tốt. Nếu là cân bàn: Đặt ở nơi bằng phẳng chắc chắn, thuận tiện cho đối tượng bước lên bước xuống. Cân treo đồng hồ, cân đòn treo: Treo cân ở vị trí chắc chắn (ví dụ như xà nhà). Mặt cân ngang tầm mắt của người điều tra. dây treo bền chắc, nếu là cân đòn treo thì cần có dây bảo vệ quả cân. Thao tác cân đúng quy chuẩn cân nặng cho trẻ:
  • Chỉnh về số 0 hoặc vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân.
  • Kiểm tra độ chính xác của cân bằng cách kiểm tra cân với một vật đã biết trọng lượng sau một số lần cân (ví dụ 5-10 lần)
  • Cân vào một thời điểm nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy, sau khi đi tiểu tiện, vẫn chưa ăn gì. Nếu điều kiện lý tưởng trên không đạt được thì ít nhất cũng phải cân trước bữa ăn và trước giờ lao động.
  • Đối tượng mặc quần áo tối thiểu, bỏ dày dép, mũ nón và các vật khác trong người.
  • Đứng giữa bàn cân mắt nhìn thẳng, không cử động (cân bàn). Với trẻ nhỏ đặt nằm ngửa hoặc ngồi giữa lòng máng hoặc thúng cân (cân lòng máng, cân bàn đồng hồ) hoặc treo lên trên quang cân, túi cân, tã cân (cân treo đồng hồ).
  • Người đọc nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc khi cân thăng bằng, ghi số cân theo kg với 1 số lẻ (ví dụ 10.6kg).

2. Chiều cao cân nặng chuẩn ở người trưởng thành

Đối với mỗi giới tính khác nhau thì sẽ có các quy chuẩn về chiều cao và cân nặng riêng. Sau đây sẽ là bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành cho nam và nữ ở độ tuổi trưởng thành.
chieu-cao-can-nang-chuan-3-1                  Bảng chiều cao cân nặng chuẩn đối với nam giới
chieu-cao-can-nang-chuan-4                      Bảng chiều cao cân nặng chuẩn đối với nữ giới
Một cơ thể đẹp, đạt chuẩn cần phải có sự cân đối giữa chiều cao và cân nặng, để nhận định được điều này, chúng ta có công thức BMI (Body mass index) hay còn gọi là công thức tính chỉ số khối cơ thể được tính bằng cách: Lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây:
  • Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
  • Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25
  • Thừa cân: BMI từ 25-30
  • Béo – nên giảm cân: BMI 30 – 40
  • Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40

Làm thế nào để có được chiều cao cân nặng chuẩn?

  • Đối với trẻ nhỏ:
Nuôi con cao lớn thông minh và khỏe mạnh là điều mà tất cả các ba mẹ đều mong muốn, tuy nhiên không phải bé nào sinh ra và lớn lên cũng phát triển khỏe mạnh bình thường. Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khiến trẻ không đạt được chiều cao cân nặng như bạn đồng trang lứa. Khi đó mẹ cần có kiến thức để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn ngủ nghỉ và vận động cho con. Trường hợp ba mẹ đã cố gắng mà không đạt được kết quả thì nên đưa trẻ đến trung tâm y tế, viện nhi, viện dinh dưỡng để các bác sĩ chuẩn đoán nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp. Ngoài ra, ba mẹ nên lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng đặc trị cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và nhu cầu của con. Trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của con sau này.
  • Đối với người trưởng thành:
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Những yếu tố dưỡng chất cần thiết cho chiều cao bao gồm: Canxi, Colagen, Photpho. Do đó, chị em cần chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm chứa các dưỡng chất này để thúc đẩy sự phát triển của các khớp xương, sụn, giúp xương chắc khỏe hơn, từ đó hỗ trợ phát triển chiều cao nhanh chóng, giúp bạn có được một vóc dáng hoàn hảo, Rèn luyện thường xuyên: Vận động quá nhiều hoặc quá ít đều có thể phản tác dụng, nữ giới chỉ cần dành ra khoảng 1 – 2h mỗi ngày vào buổi sáng trước 8h và sau 4h chiều cho các hoạt động thể thao ngoài trời, nhằm kết hợp rèn luyện và tổng hợp Vitamin D, thúc đẩy sự gia tăng chiều cao hiệu quả. Các bộ môn có lợi cho sự phát triển của chiều cao bao gồm: Bơi lội, bóng rổ, cầu lông, xà đơn, chạy bộ, đi xe đạp…. Nghỉ ngơi hợp lý: Bên cạnh dinh dưỡng và rèn luyện thể thao, phái đẹp cũng cần lưu ý sắp xếp công việc, học tập để đi ngủ sớm, tốt nhất nên trước 23h để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. Sử dụng thực phẩm chức năng tăng chiều cao: Đây là sản phẩm bổ sung các nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Với hàm lượng nano Canxi, Colagen và các chất bổ dưỡng khác sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn, da dẻ hồng hào, ăn ngủ điều độ giúp chiều cao được gia tăng rõ rệt. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc bảng chiều cao cân nặng chuẩn đối với trẻ em cũng như người trưởng thành. Từ đó, đưa ra một số giải pháp giúp có được một thân hình chuẩn theo từng độ tuổi. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi!
Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông báo