Top 10 rắn hổ mang chúa lớn nhất thế giới khiến nhiều người rùng mình

5.0  (1 bình chọn)
 1,510

Trên thế giới hiện nay có hơn 20 loài rắn, bao gồm khoảng 3500 loài. Trong mắt nhiều người, rắn là một loài vật nguy hiểm và đáng sợ. Với vẻ bề ngoài không mấy thân thiện, rắn là loài vật khiến phần đông con người đều cảm thấy sợ hãi không dám đến gần. Bên cạnh những loài rắn có kích thước nhỏ bình thường mà ta vẫn thường gặp, có những loài rắn có chiều dài và trọng lượng khổng lồ khiến nhiều người khiếp vía. Hãy theo chân Topz khám phá Top 10 rắn hổ mang chúa lớn nhất thế giới ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1

Rắn vua nâu

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài: 11 feet

- Cân nặng: 13 pound

- Quốc gia sinh sống: Úc

 

Rắn vua nâu là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc, và hầu hết các trường hợp bị rắn cắn xảy ra từ tháng 12 đến tháng 3, lúc thời tiết ấm hơn. Loài rắn độc này sống ở đồng cỏ, rừng cây và vùng cây bụi ở miền trung nước Úc. Hỗn hợp vảy màu vàng và nâu của nó giúp ngụy trang khi di chuyển cơ thể dài để tìm kiếm ếch và thằn lằn.

Không giống những loài rắn độc khác, vốn có khuynh hướng cắn người khi bị chọc giận, loài rắn vua nâu ở Úc có thói quen tấn công nạn nhân khi họ đang ngủ. Trong một nghiên cứu mới được thực hiện với 27 trường hợp bị rắn vua nâu cắn, các nhà nghiên cứu phát hiện có đến 7 nạn nhân trúng độc trong khi ngủ, từ giữa khuya đến 5 giờ sáng. 

Nọc độc của rắn vua nâu bao gồm các độc tố. Nọc độc có liều gây chết trung bình ở chuột đã được đo ở mức 1,91 mg / kg khi tiêm dưới da. Nọc độc của nó không đặc biệt độc hại với chuột, nhưng nó được sản xuất với số lượng rất lớn: một con rắn vua nâu lớn có thể cung cấp 150 mg trong một vết cắn, trong khi so sánh, rắn hổ trung bình chỉ tạo ra 10–40 mg khi được vắt nọc độc.

Rắn vua nâu
2

Rắn Papua python

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài: 4,39m

- Cân nặng: 22,5kg

- Quốc gia sinh sống: New Guinea

Rắn Papua thuộc họ rắn lớn, được tìm thấy ở vùng đảo Fegusson và New Guinea lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1878. Khác biệt với kích thước khổng lồ của nó, rắn Papua khá chậm chạp và không gây nguy hiểm cho con người.

Rắn Papua có thể thay đổi màu sắc cơ thể của mình khi đến mùa sinh sản hoặc khi chúng bị kích động. Màu sắc của Rắn Papua biến thiên đa dạng từ màu đen cho đến màu vàng mù tạt. Tuy nhiên, chúng thường có màu xanh olive khi còn nhỏ và sậm màu dần khi chúng trưởng thành.

Rắn Papua thường săn mồi vào ban đêm. Thức ăn của chúng bao gồm các loài rắn khác, động vật có vú kích thước nhỏ.  Rắn Papua có chiếc lưỡi màu xanh da trời rất khác biệt.

Rắn Papua python
3

Rắn hổ mang chúa (hổ chúa Ophiophagus hannah)

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài: 13 feet

- Cân nặng: 20 pound

- Quốc gia sinh sống: Ấn Độ

Hổ chúa Ophiophagus hannah sống ở Ấn Độ, Đông Nam Á và được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới. Những con rắn này có thể khiến bản thân trông to lớn hơn khi chúng ‘đứng lên’ hoặc nhấc nửa trên của cơ thể lên khỏi mặt đất để đối phó với mối đe dọa. Nó là loài được bảo vệ ở Việt Nam. 

Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người. Rắn hổ mang chúa có vị trí nổi bật trong tôn giáo, thần thoại và tín ngưỡng truyền thống dân gian tại nhiều quốc gia Nam Á và Đông Nam Á. Đây là loài vật thiêng được tôn sùng trong văn hóa Hindu giáo và là loài bò sát quốc gia của Ấn Độ. 

Rắn hổ mang chúa có khả năng giáng một vết cắn tử vong và nạn nhân bị tiêm vào thân một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 400 đến 500 mg hoặc thậm chí lên đến 7 ml. Loài rắn này có sản lượng nọc độc cao, với trung bình khoảng 420 mg trọng lượng khô ở mỗi con rắn. Vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút. 

Rắn hổ mang chúa (hổ chúa Ophiophagus hannah)
4

Rắn xiết mồi (Boa constrictor)

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài: 3,96m

- Cân nặng: 10-15kg

- Quốc gia sinh sống: Châu Mỹ

Loài bò sát này cũng có nhiều phân loài và màu sắc khác nhau, từ nâu, xám, kem, nâu đỏ... tùy theo môi trường sinh sống bởi chúng cần có màu sắc phù hợp với điều kiện tự nhiên trong rừng già. Da loài này có hoa văn màu sắc của rất khác nhau và nổi bật. Mười phân loài hiện đang được công nhận, mặc dù một số trong số phân loài gây tranh cãi.

Rắn xiết mồi thường sống một mình không tương tác với bất kì cá thể cùng loài nào trong khu vực, trừ mùa sinh sản. Chúng thường sống về đêm và phơi mình vào ban ngày nếu ban đêm nhiệt độ xuống thấp. Rắn xiết mồi có khả năng leo cây để tìm kiếm thức ăn tuy nhiên chúng sống chủ yếu trên mặt đất. Hầu hết các loài rắn đều không chủ động tấn công tuy nhiên nếu cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ thu mình lại và chờ thời cơ phản đòn. Rắn xiết mồi cắn có thể gây đau và chảy máu tuy nhiên không ảnh hưởng tới tính mạng con người.

Rắn xiết mồi (Boa constrictor)
5

Rắn Inland Taipan

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài: 2,5m

- Cân nặng: 3 kg

- Quốc gia sinh sống: Úc

Rắn Inland Taipan là loài bản địa Úc và được xem là loài rắn độc nhất trong tất cả các loài rắn trên cạn căn cứ số chỉ định  Nó là một loài rắn thuộc họ Elapidae. Tuy là rắn độc, nhưng nó rất nhát và hay lẩn lút, luôn luôn tìm cách chạy trốn nếu có sự cố. Nó có màu nâu đậm hay xanh đậm ô liu tùy mùa. Nó ăn những loài gặm nhắm và chim chóc.

Môi trường nó sinh sống là trung tâm Úc, từ đông nam Northern Territory cho đến phía tây Queensland. Nó còn sống phía bắc hồ Eyre và cho đến phía tây của nhánh sông Murray, sông Darling và sông Murrumbidgee. Rắn Inland Taipan sinh một lứa từ 10 đến 20 trứng nở ra sau 2 tháng.

Rắn Inland Taipan có độc. Liều gây chết trung bình cho chuột là 2 μg/kg (ppb) nếu là taipoxin tinh chất và 30 μg/kg (ppb) nếu là nọc độc tự nhiên của nó. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Taipan nội địa có nọc độc độc gấp 50 lần rắn hổ mang thường và 10 lần rắn chuông Mojave. Chỉ một lượng nọc độc bằng 110mg, Taipan nội địa có thể khiến 100 người chết sau 45 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Ngoài việc sở hữu nọc độc sinh học khủng khiếp nhất trên cạn, Taipan nội địa còn có khả năng thay đổi màu sắc trên da theo mùa. Nó có thể chuyển từ màu nâu đậm sang xanh đậm ô liu hay xanh đen.

Rắn Inland Taipan
6

Rắn biển vàng

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài: 3m

- Cân nặng: 2kg

- Quốc gia sinh sống: Bắc Ấn Độ Dương

Rắn biển vàng với chiều dài trung bình lên tới 2,75m là loài rắn biển dài nhất thế giới. Đây là một loài rắn có nọc độc thuộc phân họ Hydrophiinae (Rắn biển). Loài rắn biển này sinh sống tại nhiều vùng biển trên thế giới, chủ yếu ở Bắc Ấn Độ Dương và một số khu vực ở Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương.

Đúng như cái tên của nó, rắn biển bụng vàng có phần bụng dưới màu vàng còn màu nâu ở phần trên lưng, sự phân bố màu sắc đặc biệt này, đã làm cho chúng trở nên dễ dàng để phân biệt hơn với các loài rắn khác.

Cũng giống hầu hết các loài rắn biển khác, rắn biển bụng vàng dành cả đời của mùa sống trong biển. Cơ thể có sự thích nghi cao với môi trường biển, kích thước bụng giảm, cơ thể hơi dẹp theo chiều ngang, kèm theo đó là cái đuôi dạng mái chèo, tất cả điều này khiến chúng di chuyển khó khăn khi ở trên mặt đất. Rắn biển bụng vàng săn mồi bằng cách thả nổi cơ thể trên mặt nước, săn bắt các loài cá có thói quen tụ tập sống gần mặt nước, chúng có thể cảm nhận sự rung động do sự chuyển động của các loài cá tạo ra, và sau đó tóm lấy con mồi bằng miệng.

Giống như các loài rắn biển khác, nọc độc của rắn biển bụng vàng là rất mạnh, nọc độc của chúng có chứa một số độc tố thần kinh khác nhau, và hai loại độc tố khác. Khi bị loài rắn biển này tấn công, nọc độc của chúng sẽ gây thiệt hại cho cơ xương, hệ thần kinh bị tê liệt…và cuối cùng cái chết sẽ đến.

Rắn biển vàng
7

Rắn chuông lưng đốm thoi

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài: 2.56m

- Cân nặng: 6.8kg

- Quốc gia sinh sống: Nam Mỹ

Theo Ủy ban Bảo tồn cá và động vật hoang dã Florida (FWC), rắn đuôi chuông đốm thoi miền đông (Crotalus adamanteus) là một loài rắn độc lớn được tìm thấy trên khắp bang Florida. Những con trưởng thành có thể phát triển tới chiều dài 2,4m và nặng khoảng 4,5kg. Chúng có làn da màu nâu sẫm, đặc trưng bởi những hoa văn hình thoi màu đen có viền kem trên lưng.

Với trọng lượng trung bình lên tới 6,8kg, rắn chuông lưng đốm thoi miền đông ở châu Mỹ là loài rắn độc nặng nhất thế giới. Thậm chí, người ta đã từng phát hiện một cá thể nặng nhất có trọng lượng tới 15kg và dài 2,56m. Mọi người nên thận trọng khi đối đầu với một con rắn đôi chuông đốm thoi miền đông vì nó có thể bất ngờ lao tới tấn công từ khoảng cách bằng 2/3 chiều dài cơ thể. Vết cắn của loài rắn này gây đau dữ dội, hạ huyết áp và có tỷ lệ tử vong từ 10 đến 30%. 

Tuy nhiên, những con rắn này cũng đóng một vai trò sinh thái đáng kể khi kiểm soát quần thể động vật gặm nhấm do thức ăn của chúng là một số loài chuột, sóc và thỏ. Chúng có khả năng ăn con mồi nặng tới 85% trọng lượng cơ thể của mình.

Rắn chuông lưng đốm thoi
8

Rắn Titanoboa

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài:13m

- Cân nặng: 1135kg

- Quốc gia sinh sống: Nam Mỹ

Loài rắn to lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất chính là Titanoboa với kích thước cơ thể dài tới 13m và nặng hơn 1 tấn. Tuy nhiên, Titanoboa từng sinh sống khoảng từ 60 tới 58 triệu năm trước, trong thế Paleocen và hiện đã bị tuyệt chủng.

Khí hậu ấm áp hơn của Trái Đất trong thời kỳ của Titanoboa sau đại thảm họa đã gây ra nạn tuyệt chủng cho loài khủng long đã cho phép các loài rắn máu lạnh có được kích thước to lớn hơn so với kích thước của rắn ngày nay. Con to lớn nhất dài khoảng 12 tới 15 m (37 tới 50 ft). Với kích thước to lớn, ánh mắt sắc lạnh, bản năng tàn độc cùng kỹ nghệ săn mồi cực kỳ điêu luyện, có thể nói lúc bấy giờ, khó có loài vật nào đủ sức đối đầu với loài vật khổng lồ này.

Rắn Titanoboa chính là loài động vật có xương sống trên cạn lớn nhất sau khi loài khủng long tuyệt chủng.

Rắn Titanoboa
9

Rắn cổ đỏ

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài: 1,3m

- Cân nặng: 4kg

- Quốc gia sinh sống: Việt nam

Rắn cổ đỏ sở hữu thân hình có vệt màu xám đen, đầu màu xanh đậm hay ô liu, cổ có màu đỏ đậm, đỏ nhạt, đỏ nâu hoặc đôi khi có màu vàng. Loài rắn này có kích thước nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 1,3m. Rắn cổ đỏ thuộc họ rắn nước nhưng có thể có thể sống ở vùng cao nguyên, đồi dốc.

Lưng phần đầu có màu xanh cỏ, vảy môi trên có màu hơi nhạt, bộ phận rãnh vảy có màu đen; mặt bụng phần đầu có màu trắng đục. Mình và mặt lưng đuôi có màu xanh cỏ, vùng cổ và da thịt giữa các mảng vảy của đoạn thân trước có màu đỏ; mình và mặt bụng đuôi có màu trắng vàng. Vùng đầu - cổ phân chia rõ ràng, hai dãy mảng vảy ở cổ và chính giữa lưng đoạn thân trước sắp đặt song song, một số cá biệt không có rãnh cổ; mắt khá to, con ngươi có hình tròn. 

Loài rắn này được cho là “hiền” và không có độc nên được nhiều người đã bắt loài rắn này về nuôi làm cảnh.

Rắn cổ đỏ
10

Rắn hổ mang Trung Quốc

08/11/2022

 Chỉnh sửa

- Chiều dài: 2m

- Cân nặng: 6kg pound

- Quốc gia sinh sống: Trung Quốc

Rắn hổ mang Trung Quốc (Naja atra Cantor, 1842) là loài rắn độc, có kích thước chiều dài lên tới 200 cm, thích săn mồi vào buổi tối khi thời tiết nóng; đặc điểm ăn nhiều cá, ếch, cóc, thằn lằn, rắn, chim, trứng chim và động vật gặm nhấm; chúng thường giao phối với nhau vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè.

Rắn hổ mang Trung Quốc có nọc độc cao. Tuy nhiên, các dấu răng rất khó phát hiện thấy trên vết thương. Nọc độc của nó là cả chất độc thần kinh và chất độc tim, với lượng là 0,53 mg/kg, có thể tiêm tới 250 mg nọc độc trong một vết cắn.

Rắn hổ mang Trung Quốc

Thế giới động vật vô cùng phong phú, đa dạng, tồn tại biết bao bí ẩn chưa khám phá được.  Trên đây là top những loài rắn hổ mang chúa lớn nhất thế giới, có những con đã tuyệt chủng cách đây rất lâu. Bạn thấy sao về những thông tin thú vị mà Topz vừa cung cấp? Hãy cho chúng tôi biết ở dưới phần bình luận nhé! 

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo