Top 5 bài văn mẫu tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hay nhất

5.0  (1 bình chọn)
 3,724

Lặng lẽ Sa Pa là đứa con tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Thành Long ra đời năm 1970, trong một chuyến đi thực tế của nhà văn ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Lặng lẽ Sa Pa không có những chi tiết đặc biệt, tình huống gay go,  không có những nhân vật và hành động lạ lùng nhưng nó lại có sức lôi cuốn người đọc đến lạ thường nhờ cốt truyện dung dị và chân thực.  Vậy để hiểu rõ thêm về tác phẩm chúng ta hãy cùng tham khảo top 5 bài văn mẫu tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hay nhất dưới đây nhé!

1

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 1

18/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên bài văn: Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991)

Đặc điểm nổi bât: Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Thành Long viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước. Tác phẩm được sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế của tác giả.

Trong chuyến xe Hà Nội về Lào Cai, những vị khách xa lạ là ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu với 2 người bạn mới quen về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn kiêm vật lí địa cầu.

Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, anh thanh niên đã được trải lòng về công việc và cuộc sống của anh ở nơi đây, anh thanh niên còn tặng hoa cho cô gái. Dù sống và làm việc trong môi trường lao động chịu nhiều gian khổ nhưng anh luôn cố gắng, phấn đấu hết mình vì công việc, một con người say mê, cẩn thận, tỉ mỉ với công việc.

Sau những giây phút nói chuyện, ông họa sĩ nhận ra vẻ đẹp cốt cách, tâm hồn của người lao động ẩn sau bóng dáng anh thanh niên. Ông họa sĩ có ý muốn vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối vì anh thấy mình chưa thực sự xứng đáng. Anh xin giới thiệu 2 người là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét.

Dù chỉ mới gặp nhau trong thời gian ngắn nhưng cuộc chia tay giữa họ bịn rịn, đầy lưu luyến, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại nơi đây còn cô kĩ sư thì cảm thấy xúc động và thêm phần yên tâm cho chuyến công tác Lào Cai. Khi mọi người ra về, anh còn tặng mọi người một làn trứng.

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 1
2

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 2

18/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên bài văn: Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991)

Đặc điểm nổi bât: Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Thành Long viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước. Tác phẩm được sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế của tác giả.

“Lặng lẽ Sa Pa” kể về một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi đang làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng cung cấp các số liệu thời tiết thu thập được. Công việc cực nhọc, vất vả vì vậy đã bốn năm anh chưa về thăm nhà. Cuộc sống một mình khiến anh luôn khao khát được trò chuyện với con người.

Trong một lần tình cờ, anh đã có dịp gặp gỡ ông họa sĩ và cô kĩ sư. Họ được anh mời đến thăm nơi ở của mình. Ở đây anh kể ra công việc thực hiện hàng ngày của mình. Công việc khó khăn vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện nó hàng ngày. Từ đây, ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh thanh niên nên đã phác họa ra bức chân dung. Không chỉ vậy ở đây đều có những người lao động cần cù và chăm chỉ như anh thanh niên. Họ đều thể hiện lao động chăm chỉ, thầm lặng để đóng góp cho đất nước.

Khi về anh tặng cho họ một làn trứng, qua chuyến đi anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 2
3

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 3

18/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên bài văn: Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991)

Đặc điểm nổi bât: Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Thành Long viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước. Tác phẩm được sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế của tác giả.

Chuyến xe khách đường dài Hà Nội - Lào Cai hôm ấy có hai người khách được mời lên ghế đầu là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Ông họa sĩ già đi thực tế lên Lai Châu; ông đã xin anh em trong cơ quan hoãn bữa tiệc cuối tuần sau, bữa tiệc tiễn ông về hưu. Cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Ti Nông nghiệp Lai Châu. Bác lái xe đã có 32 năm công tác trên tuyến đường này, từng chở lên chở về bao nhiêu họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Hoàng Kiệt... Câu chuyện giữa bác lái xe và ông họa sĩ già càng trở nên thân tình. Ông họa sĩ già coi cô gái như con, và hứa sẽ đưa cô đến Ti Nông nghiệp Lai Châu giao cho ông Trưởng ti hết sức giúp đỡ cô rồi mới quay về.

Khi nắng bắt đầu đốt cháy rừng cây, Sa Pa bắt đầu hiện ra với những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng, chiếc xe phải dừng sít lại, mọi người cùng kêu lên. Bác lái xe xướng to: xe nghỉ lấy nước, bà con lót dạ, nghỉ nửa tiếng. Bác lái xe nói với họa sĩ: "Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn". Đó là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. 

Sống một mình giữa mây mù lạnh lẽo nên anh ta rất "thèm người". Họa sĩ xúc động khi nhìn thấy anh thanh niên đi tới:, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ. Anh thanh niên đưa cho bác lái xe củ tam thất vừa đào được gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy. Bác lái xe trao cho anh thanh niên gói sách mua hộ từ Hà Nội. Bác lái xe giới thiệu với anh thanh niên hai người khách quý và dặn đưa lên nhà đãi món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn.

Anh thanh niên xin phép chạy về trước. Anh đã hái một bó hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ... tặng cô kĩ sư trẻ. Anh giới thiệu về công việc đo gió, đo mưa, đo nung, tính mây... của mình để dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Anh kể lại những đêm gió tuyết, vào lúc một giờ, một mình cầm đèn bão đi ra "vườn" lấy số liệu, như bị gió chặt ra từng khúc trong cái im lặng dễ sợ.

Họa sĩ đảo qua ba gian nhà sạch sẽ với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm,... một chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Cô gái ngồi vào bàn lật xem bìa một cuốn sách... Anh thanh niên rót nước chè mời khách. Họa sĩ già thích thú nhấp chén trà nóng. Anh thanh niên nói lên tâm trạng của mình là rất "thèm" người, với bao nỗi nhớ, không phải là nhớ phồn hoa đô hội. Công việc tuy gian khổ, nhưng anh nghĩ: "mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?" Anh cho biết thành tích , mình đã phát hiện một đám mây khô nên không quân ta hạ được nhiều máy bay phản lực MT trên cầu Hàm Rồng.

Nhìn thấy họa sĩ hí hoáy kí họa. anh nói: "Bác đừng mất công vẽ cháu!... Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa bác hãy vẽ Sa Pa vẽ ông ta đi, bác". Hay anh kĩ sư lập bản đồ sét, trán cứ hói ra, đã mười một năm không một ngày xa cơ quan. Bác họa sĩ già thầm nghĩ: "Người con trai ấy đáng yên thật..."

Chỉ còn lại 5 phút nữa. Anh thanh niên gửi tặng một làn trứng gà tươi để khách ăn đường. Họa sĩ già hứa sẽ trở lại ở chơi ít hôm. Cô kĩ sư trẻ chìa tay cho anh thanh niên nắm với lời "chào anh".

Họa sĩ xách cái làn trứng, cô gái ôm bó hoa to, theo bậc cấp xuống đồi. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo. Cô gái hồi hộp, im lặng... 

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 3
4

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 4

18/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên bài văn: Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991)

Đặc điểm nổi bât: Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Thành Long viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước. Tác phẩm được sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế của tác giả.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyển đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của nhà văn, được rút ra từ tập “Giữa trong xanh” (1972). Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kỹ sư qua lời giới thiệu của bác lái xe.

Đó là một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Anh đã mời họ đến thăm nhà của mình, uống trà và kể cho họ nghe về công việc, cuộc sống của mình. Ông họa sĩ lắng nghe câu chuyện của anh, cảm mến về một con người có tâm hồn cao đẹp và bày tỏ nguyện vọng được vẽ chân dung anh. Anh liền từ chối rồi giới thiệu cho ông những người khác mà anh cảm thấy xứng đáng hơn mình. Đó là ông kỹ sư vườn rau hay đồng chí nghiên cứu sét. Nhưng thật may bằng vài nét vẽ đơn giản, người họa sĩ đã ghi lại được nét mặt của anh thanh niên.

Ba mươi phút trò chuyện trôi qua nhanh chóng. Ông họa sĩ và cô kỹ sư phải trở lại xe. Họ chào từ biệt nhau, trước khi ra về, anh thanh niên còn tặng họ một làn trứng để làm quà.

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 4
5

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 5

18/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên bài văn: Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991)

Đặc điểm nổi bât: Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Thành Long viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước. Tác phẩm được sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế của tác giả.

Lặng lẽ Sa Pa câu chuyện kể về những con người thầm lặng cống hiến vì đất nước, đó là anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn. Nhiệm vụ của anh đo đạc, thống kê, công việc vất vả khó khăn chính vì vậy anh xa nhà đã lâu. Cuộc sống một mình vì vậy anh rất muốn gặp ai đó nói chuyên để vơi nỗi nhớ. Có lần anh dùng cây chắn ngang đường, chặn xe để gặp gỡ và nói chuyện với một ai đó.

Anh làm quen với bác lái xe và qua đó biết thêm ông họa sĩ, cô kĩ sư. Họ có cuộc gặp gỡ ngắn, anh thanh niên hào hứng giới thiệu về công việc mỗi ngày, tuy sống một mình nhưng anh vô cùng ngăn nắp và trách nhiệm cao. Qua câu chuyện trên, ông họa sĩ phát hiện anh thanh niên toát lên vẻ đẹp phẩm chất. Ông họa sĩ đề nghị phác họa chân dung nhưng anh thanh niên khước từ vì cho rằng còn nhiều người xứng đáng hơn.

Cuộc nói chuyện ngắn ngủi nhưng anh thanh niên để lại ấn tượng với ông họa sĩ và cô kĩ sư, anh thanh niên đại diện cho con người làm việc, hi sinh thầm lặng vì đất nước.

Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa - Bài mẫu số 5

Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa giúp các em nắm được nội dung chính của tác phẩm, qua đó cảm thụ về ý nghĩa và các dụng ý nghệ thuật của tác phẩm một cách dễ dàng hơn. Chúc các em luôn học tập tốt và đạt kết quả cao nhé!

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo