Top 8 Trái cây cho bà bầu cung cấp vitamin dồi dào và tốt nhất

5.0  (1 bình chọn)
 1,905

Trái cây cho bà bầu thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi và cần thiết. Đa phần các loại trái cây đều có chứa các dưỡng chất quan trọng tốt cho sự phát triển của mẹ và bé. Do đó các mẹ bầu cần kết hợp trái cây vào khẩu phần ăn của mình.

Dưới đây là Top 7 loại trái cây chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt nhất mà các mẹ bầu nên dùng. Mọi người cũng cùng tìm hiểu bài viết này để lựa chọn những loại trái cây tốt nhất cho người thân hoặc bạn bè mình khi mang thai nhé.

1

Quả táo

24/02/2023

 Chỉnh sửa

táo tốt cho bà bầu
Trái cây cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng

Theo Healthline, trong 1 quả táo trung bình nặng tầm 186g có chứa 95 calo với thành phần chủ yếu bao gồm:

  • Carbs: 25 gram
  • Chất xơ: 4 gram
  • Vitamin C: 14% lượng tiêu thụ hàng ngày khuyến nghị (RDI)
  • Kali: 6% RDI
  • Vitamin K: 5% RDI
  • Man gan: 2%
  • Đồng: 4%

Ngoài ra trong táo còn có chứa vitamin A, E, B1, B2, B6 và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.

Công dụng nổi bật

  • Pectin: Táo là một nguồn tuyệt vời chứa pectin – một dạng chất xơ hòa tan làm giảm huyết áp và lượng đường trong máu. Nó cũng có thể giúp hạ thấp mức cholesterol ‘xấu’ trong cơ thể. Cũng giống như các loại chất xơ khác, pectin giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ xương và não bộ khỏe mạnh. Chất này còn giúp cân bằng lượng khuẩn trong đường ruột, phòng bệnh tiêu chảy. Nếu đang bị tiêu chảy bạn có thể ăn nhiều hơn một chút để đạt được hiệu quả trị liệu.
  • Quercetin: Chất dinh dưỡng này hứa hẹn giảm những nguy cơ ung thư khác nhau, bao gồm ung thư phổi và ung thư vú. Nó cũng có thể giảm những thiệt hại xấu tác động tới sức khỏe. Ngoài ra, Quercetin có thể trung hòa thiệt hại của các gốc tự do – được liên kết tạo ra một loạt các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác, bao gồm cả bệnh Alzheimer.
  • Vitamin C: Vitamin C làm tăng khả năng miễn dịch, giúp duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể.
  • Dinh dưỡng thực vật: Táo rất giàu các dinh dưỡng thực vật, bao gồm vitamin A, E và beta carotene. Các hợp chất này chống lại thiệt hại các gốc tự do và có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe, bao gồm việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh suyễn.

Ưu điểm

  • Mỗi ngày ăn từ 1-2 quả táo sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Và giúp bà bầu giảm chứng táo bón – chứng bệnh thường gặp khi mang thai. Đặc biệt sau các bữa ăn chính, tráng miệng bằng táo tươi. Sẽ tránh được các bệnh về răng miệng. Chống sâu răng và viêm dạ dày. Việc vệ sinh răng miệng tốt trong thời gian mang thai là rất quan trọng.
  • Uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng. Bớt đau đầu và đặc biệt làm giảm chứng mệt mỏi cho bà bầu ốm nghén. Táo rất giàu chất flavonoid và các chất chống oxy hóa khác có khả năng tăng sức đề kháng. Giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở thai nhi và trẻ nhỏ sau khi chào đời.
  • Ăn táo là trái cây cho bà bầu giúp kích thích sản xuất kháng thể và tế bào bạch cầu, mỗi ngày nên ăn một quả táo để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể mẹ bầu.
  • Táo có vị ngọt, giòn rất dễ ăn nên sẽ không gây khó chịu cho các mẹ bầu. 

Nhược điểm

  • Giá thành của táo khá đắc cao nên nhiều mẹ bầu ít có điều kiện kinh tế sẽ không sử dụng được thường xuyên.
  • Việc ăn nhiều táo trong ngày có thể dẫn đến các triệu chứng cho mẹ bầu như đi tiểu nhiều, bụng đầy hơi khó chịu dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu.

Lời khuyên

  • Ăn một quả táo mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, huyết áp cao và nhiều loại ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy các mẹ bầu sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn táo từ 3-5 lần một tuần.
  • Tuy nhiên, táo không phải là loại trái cây duy nhất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì các mẹ cần ăn đủ chất từ nhiều loại thực phẩm mỗi ngày. Tất cả các loại trái cây nếu ăn thường xuyên đều cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi sức khỏe.

 

2

Đu đủ chín

24/02/2023

 Chỉnh sửa

đu đủ chín
Trái cây cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng

Trung bình, một quả đu đủ nhỏ khoảng 153gr chứa 59 calo, 15gr carbohydrate, 3gr chất xơ, 1gr protein, 157% RDI vitamin C, 33% RDI vitamin A, 14% RDI folate (vitamin B9) và 11% RDI kali. Ngoài ra, đu đủ còn rất dồi dào canxi, magie và vitamin B1, B3, B5, E và K.

Công dụng nổi bật

  • Trong đu đủ chín có chứa latex, một chất hoạt động giống như prostaglandin và oxytocin, giúp kiểm soát các rối loạn hô hấp.
  • Đu đủ chín rất giàu vitamin A, B, C, kali và beta-carotene, đây đều là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Đu đủ giúp kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng táo bón cũng như ợ nóng. Đồng thời giúp giảm triệu chứng căng chướng bụng do rối loạn của dạ dày, một vấn đề thường gặp của mẹ bầu.
  • Đu đủ còn được mệnh danh là “thần dược” trị ốm nghén. Với vị thơm ngọt, dễ ăn, bà bầu sẽ có cảm giác ngon miệng, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Đu đủ rất giàu axit folic, rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh của thai nhi
  • Đu đủ là trái cây cho bà bầu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và bảo vệ cơ thể khỏi ung thư đại tràng

Ưu điểm

Ngon, bổ, rẻ là những ưu điểm rất nổi bật của quả đu đủ. Đó cũng chính là lý do vì sao loại quả này lại được nhiều người yêu thích và lựa chọn

Nhược điểm

Đây là loại trái cây tương đối nguy hiểm với các mẹ bầu nếu không tìm hiểu và ăn đủ cách. Việc ăn quá nhiều đu đủ có thể gây sẩy thai ở một số mẹ bầu

Lời khuyên

Ở một số quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên tránh ăn đu đủ trong lúc mang thai. Người ta tin rằng đu đủ có thể gây sảy thai, thậm chí là sảy thai tự phát. Để tránh tình trạng này, mỗi tuần bà bầu chỉ nên ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 miếng vừa và cần lưu ý một số điều sau: 

  • Không ăn hạt, lá và quả chưa chín Chất papain có trong mủ của quả đu đủ chưa chín hoặc thậm chí là gần chín có thể hoạt hóa prostaglandin và oxytocin, những nội tiết tố làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sinh non.
  • Không ăn quá nhiều Trong thai kỳ, bạn nên tránh ăn quá nhiều đu đủ vì lượng beta caroten trong đu đủ chín có thể khiến mẹ bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân 
  • Ăn đu đủ nhiều còn kích thích nhu động ruột xảy ra quá nhiều, gây áp lực lên tử cung, dạ dày và đường ruột, làm tăng nguy cơ sẩy thai. Do đu đủ chín chứa nhiều đường nên nếu ăn quá nhiều, bà bầu dễ bị tăng đường huyết, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
3

Quả nho

24/02/2023

 Chỉnh sửa

cho chín
Trái cây cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng

151 gram nho đỏ hoặc xanh chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Lượng calo: 104
  • Carbs: 27,3 gram
  • Protein: 1,1 gram
  • Chất béo: 0,2 gram
  • Chất xơ: 1,4 gram
  • Vitamin C: 27% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI)
  • Vitamin K: 28% RDI
  • Thiamine: 7% RDI
  • Riboflavin: 6% RDI
  • Vitamin B6: 6% RDI
  • Kali: 8% RDI
  • Đồng: 10% RDI
  • Mangan: 5% RDI

Công dụng nổi bật

  • Cung cấp nước cho cơ thể: Nước vô cùng quan trọng với cơ thể nhất là đối với phụ nữ mang thai, trong khi quả nho tươi có chứa gần 85% là nước. Do đó, ăn nho hoặc uống nước ép nho thường xuyên sẽ giúp mẹ bổ sung lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong quả nho có chứa 85% là nước
    Giúp cơ thể giải độc: Quả nho có chứa nhiều nước và kali giúp lợi tiểu thúc đẩy nhanh quá trình giải độc cho cơ thể, ngăn ngừa sỏi thận…
  • Hạn chế táo bón: Ăn nho thường xuyên mẹ sẽ hạn chế gặp căn bệnh “khó nói” mà bất cứ mẹ bầu nào cũng gặp phải, do nho chứa khá nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Giảm chuột rút: Mẹ bầu sẽ tránh được những khó chịu do bị chuột rút gây ra bởi lượng magiê khá giàu trong quả nho tươi.
  • Tăng khả năng miễn dịch: Quả nho chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, điển hình là vitamin C (100gram nho có chứa 11mg vitamin C) giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, trong nho còn chứa các chất chống oxy hóa như geraniol, nerol, flavonoid…  có tác dụng chống nhiễm trùng.
  • Kiểm soát quá trình trao đổi chất giúp con hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn: Điều này do các vitamin B có rất nhiều trong nho “đảm nhiệm”.
  • Nho là trái cây cho bà bầu giúp cơ thể kiểm soát tốt lượng cholesterol trong quá trình mang thai do quả nho có chứa hợp chất resveratrol (một thành phần rất quan trọng có trong quả nho).
  • Tốt cho quá trình chuyển dạ: Vitamin E và K có trong quả nho có tác dụng giúp đông máu, rất có lợi cho quá trình chuyển dạ của mẹ bầu. Chưa kể, dùng nước ép nho trước khi chuyển dạ còn giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả.
  • Lá nho có thể điều trị chảy máu tử cung

Ưu điểm

Nho có vị ngon và mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ bầu khi ăn đúng cách. Hầu hết ai cũng ăn được nho và cảm thấy hương vị của nho rất ngon. Ăn nho có thể giúp các mẹ bầu đỡ nghén hơn nữa.

Nhược điểm

  • Vấn đề chính của việc bà bầu ăn nho với số lượng vượt mức là chúng chứa một lượng lớn resveratrol. Hợp chất này khá độc hại và sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai có nội tiết tố bị mất cân bằng bằng cách gây ra nhiều biến chứng. Resveratrol được tìm thấy trong những quả nho có vỏ sẫm màu, chẳng hạn như màu đen và đỏ.
  • Những quả nho đen và đỏ có vỏ dày thường rất khó tiêu hóa. Tình trạng này sẽ dẫn đến tiêu chảy ở các mẹ bầu có hệ tiêu hóa yếu. Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không ăn nho chưa chín bởi đôi khi bạn sẽ bị ợ nóng, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Mặc dù các loại đường tự nhiên có trong nho mang đến hương vị hoàn hảo, nhưng chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng xấu đến thể trạng nếu như mẹ bầu ăn một thời gian dài.
  • Nho khá đắt nên các mẹ bầu có điều kiện kinh tế không tốt ít khi lựa chọn sử dụng

Lời khuyên

Nếu rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, bạn nên tránh ăn nho khi mang thai vì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:

  • Đái tháo đường
  • Béo phì
  • Dễ bị dị ứng
  • Khó tiêu.

Ngoài ra, mẹ bầu chỉ nên ăn nho khi đến mùa nho chín. Nguyên do là nho trái mùa đôi lúc được phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại để kích cây ra trái. Hãy ưu tiên mua sắm ở những cửa hàng uy tín hoặc giống nho hữu cơ.

4

Quả xoài

24/02/2023

 Chỉnh sửa

xoài chín
Trái cây cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng

Trong 100g xoài có chứa thành phần dinh dưỡng như: Calo (kcal) 59; Lipid 0,4 g; Natri 1 mg; Kali 168 mg; Cacbohydrat 15 g; Chất xơ 1,6 g; Đường 14 g; Protein 0,8 g; Vitamin A 1.082 IU; Vitamin C 36,4 mg; Canxi 11 mg; Sắt 0,2 mg; Vitamin B6 0,1 mg; Magie 10 mg.

Công dụng nổi bật

  • Cứ 100g xoài thì có chứa tới 60 Kcal calo, 0.8 g protein, 0.4 g chất béo, 21% vitamin A, 60% vitamin C, 1.6 g chất xơ, 14 g đường, 5% vitamin B6... và nhiều dưỡng chất có lợi khác. Với nguồn dinh dưỡng phong phú như thế này, xoài được xếp vào một trong những thực phẩm lành mạnh và rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
  • Trong xoài chứa hàm lượng đáng kể vitamin C nên góp phần nâng cao sức đề kháng cho bà bầu để chống lại những loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng tăng cường sự đàn hồi của da, giảm tình trạng rạn và nám da cho mẹ nữa đấy.
  • Một trong những công dụng của quả xoài cũng rất tuyệt vời với bà bầu là nó làm giảm bớt cơn ốm nghén khó chịu. Điều này là do trong xoài chứa nhiều vitamin B6, một loại chất có khả năng làm dịu lại cơn nôn nghén. Bên cạnh đó, vị chua chua, ngọt ngọt của những trái xoài còn hơi xanh, chấm thêm chút muối mặn mặn, cay cay sẽ rất kích thích vị giác và làm bà bầu quên đi cơn buồn nôn.
  • Xoài chính là là trái cây cho bà bầu - một trong những thực phẩm có chứa lượng sắt dồi dào mà mẹ không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C có chứa trong loại quả này cũng giúp tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể
  • Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ buồn phiền, bất an và stress. Đặc biệt là trong giai đoạn ốm nghén mệt mỏi, tâm trạng bà bầu thường rất tệ. Để cải thiện điều này bạn hãy ăn một trái xoài nhé. Nguồn vitamin B1 dồi dào trong loại quả này sẽ giúp cải thiện đáng kể cảm giác lo âu và mệt mỏi đấy.
  • Một trong những công dụng của quả xoài cũng rất hữu ích với bà bầu, đó là giúp phòng tránh táo bón. Do trong xoài có chứa các enzim giúp bẻ gãy protein, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ vậy mà có thể giảm đáng kể tình trạng táo bón ở bà bầu.

Ưu điểm

  • Vào mùa xoài thì xoài được bán khá rẻ. Đây là loại trái cây quen thuộc của hầu hết chúng ta. Ăn xoài đem lại nhiều tác dụng đối với các mẹ bầu.
  • Hiện nay có nhiều loại xoài nổi tiếng đến từ các tỉnh thành khác nhau và thậm chí có những loại xoài từ nước ngoài cho các mẹ bầu tha hồ lựa chọn loại xoài mà mình yêu thích nhất.

Nhược điểm

Không có đều trong năm, xoài được bán theo vụ mùa. Vì vậy nếu các mẹ đang có thai vào đúng mùa không có xoài mà thèm ăn thì chỉ có thể ăn xoài trái vụ. Mà những trái xoài trái mùa thường không ngon và có giá cao.

Lời khuyên

Không nên ăn quá nhiều xoài vì sẽ làm tăng axit trong dạ dày, gây xót ruột, đầy bụng. Bà bầu chỉ nên ăn một nửa nhỏ quả xoài chín trong một ngày, vì xoài để tránh tăng cân, giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

5

Quả ổi

24/02/2023

 Chỉnh sửa

ổi
Trái cây cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng

Trong 100g ổi có chứa :1 gam protein, 15 mg canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C).

Công dụng nổi bật

  • Bên cạnh vitamin E, iso-flavonoids, carotenoid, polyphenol,… lượng vitamin C trong quả ổi rất cao (16 mg), thậm chí còn hơn cả những loại trái cây họ cam quýt. Chính vì thế, ổi được xem là hoa quả đóng vai trò quan trọng trọng việc tăng cường hệ miễn dịch của bà bầu. Ngoài ra, các chất này còn giúp thai phụ ngăn chặn hiện tượng chảy máu chân răng, viêm loét,…
  • Đừng bỏ qua tác dụng của quả ổi đối với bà bầu trong quá trình hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Nguyên nhân là do ổi chứa chất làm se (chất giúp tăng cường co rút) và hợp chất kiềm (ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây tả lỵ).
  • Ổi là trái cây cho bà bầu giàu chất xơ – nhân tố hỗ trợ trị táo bón tự nhiên vô cùng hiệu quả. Cụ thể, chỉ cần ăn một quả ổi, bạn đã bổ sung 36% chất xơ cần thiết cho một ngày.
  • Tác dụng của quả ổi đối với bà bầu trong việc bổ sung canxi rất đáng cân nhắc bởi vì trong 100g ổi có tới 10mg khoáng chất này. Do đó, nếu ăn một quả ổi hoặc uống một ly nước ép sẽ giúp cung cấp canxi cho sự phát triển của thai nhi.
  • Nhờ thành phần vitamin B9 và axit folic, ổi dễ dàng lọt vào danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh của con.
  • Để kiểm soát được lượng đường trong máu, các mẹ hãy thử ăn ổi. Lợi ích này của ổi đến từ lượng chất xơ hòa tan (pectin) và không hòa tan. Chúng sẽ giúp hạ đường huyết an toàn và hiệu quả.

Ưu điểm

  • Cực kỳ dễ mua, bất cứ mùa nào ổi cũng có bán trên thị trường
  • Giá thành rẻ, ai cũng có thể mua được
  • Ngon và cực kỳ bổ dưỡng

Nhược điểm

Đối với một số người mắc bệnh về dạ dày, ăn ổi có vị chua có thể ảnh hưởng làm đau dạ dày.

Lời khuyên

  • Tuy ổi tốt cho sức khỏe, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Vì nếu dung nạp quá nhiều chất xơ một lúc thì sẽ dẫn tới tiêu chảy.
  • Mẹ bầu nào đang mệt mỏi, bị vấn đề về răng miệng thì nên uống nước ép, ổi xay nhuyễn thay vì ăn nguyên quả.
  • Khi ăn nên bỏ hạt để tránh viêm ruột thừa.
  • Chú ý tới chất lượng ổi. Không lựa ổi non vì có vị chát, không tốt cho hệ tiêu hóa và có thể gây táo bón.
6

Quả dâu tây

24/02/2023

 Chỉnh sửa

dâu tây
Trái cây cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần các chất trong dâu tây: nước (91%) và carbohydrate (7,7%), chất béo (0,3%) và protein (0,7%). Ngoài ra thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây có các loại nhân tố A, B1, B2 và đặc biệt là lượng vitamin C khá cao, cao hơn cả cam, dưa hấu.

Công dụng nổi bật

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dâu tây có chứa một số chất giúp ức chế hoạt động của các cholesterol xấu trong cơ thể, giúp giảm sự tích tụ của các mảng bám trong thành động mạch. Do đó, ăn nhiều dâu tây sẽ giúp tăng cường sức khỏe của tim và ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch.
  • Các chất chống oxy hóa có trong dâu tây đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc chống lại các gốc tự do tồn tại trong cơ thể để bảo vệ các cơ quan và các DNA khỏi bị hư hại. Điều này cũng có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa ung thư.
  • Trong dâu tây cũng có chứa một lượng lớn vitamin A, giúp hỗ trợ các hoạt động của giác mạc và võng mạc của mắt. Từ đó giúp củng cố, bảo vệ thị lực và ngăn ngừa nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
  • Bên cạnh vitamin A, trong dâu tây còn chứa một lượng lớn vitamin C, có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng thông thường.
  • Dâu tây là trái cây cho bà bầu có chứa các dưỡng chất giúp chữa lành các tổn thương, kiểm soát sự lão hóa và giúp bạn luôn căng tràn sức sống.

Ưu điểm

  • Dâu tây có vị chua ngọt rất dễ ăn. Sinh tố dâu tây cũng là thức uống ngon miệng cho các mẹ bầu
  • Theo các chuyên gia, dâu tây không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Ngược lại, nó còn đem lại nhiều lợi ích mà có lẽ nhiều người vẫn chưa biết. Cụ thể, trong dâu tây có chứa rất nhiều axit folic, giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh và hạn chế nguy cơ sinh non.

Nhược điểm

Dâu tây là loại trái cây đặc sản của xứ lạnh để có được trái dâu tây ngon ở Việt Nam phải bỏ ra khá nhiều tiền. Thậm chí ở một số tỉnh thành thì dâu tây cũng không được bày bán nhiều. 

Lời khuyên

Mặc dù dâu tây là loại trái cây ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, thế nhưng khi thêm dâu tây vào chế độ ăn, phụ nữ mang thai cần lưu ý một số điều sau:

  • Cân bằng dâu tây với các loại trái cây và rau của quả khác để đảm bảo dinh dưỡng.
  • Bạn nên uống nước ép dâu tây tươi được chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh ăn những quả dâu tây đã được bảo quản quá lâu.
  • Nếu trước khi mang thai, bạn chưa từng ăn dâu tây thì nên hỏi bác sĩ về nguy cơ dị ứng của bạn với loại quả này trước khi bắt đầu ăn.
7

Quả chuối

24/02/2023

 Chỉnh sửa

chuối
Trái cây cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng

  • Thành phần vitamin: chuối chứa đa dạng các loại vitamin như vitamin C, vitamin A, vitamin B6 
  • Thành phần protein: protein thường tìm thấy rất nhiều trong thịt nhưng với người ăn chay hay kén thịt thì chuối là sự thay thế hoàn hảo. 
  • Thành phần chất xơ: một trong những lí do khiến người bệnh trĩ, táo bón yêu thích món chuối là vì chúng rất giàu chất xơ, không chỉ làm sạch đường ruột mà còn nhuận tràng, dễ tiêu.
  • Thành phần khoáng chất: chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng nhưng chủ yếu là Folate, Thiamin, Kali, Magie, Sắt, Niacin  hay Riboflavin.
  • Thành phần Carbohydrates: dưỡng chất này có rất nhiều trong quả chuối trong đó nổi bật nhất chính là Carbs. 
  • Thành phần chất béo: chuối cũng chứa chất béo nhưng bạn đừng lo lắng khả năng gây béo phì hay gia tăng mỡ trong máu vì tỉ lệ khá thấp, chỉ chiếm 1-3% trên tổng lượng calo.

Công dụng nổi bật

  • Chứa nhiều những khoáng chất như Fe, P, Mg, i-ốt và các loại vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E nên chuối là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho cả mẹ lẫn thai nhi.
  • Chuối rất giàu vitamin A nên có tác dụng tốt trong việc hạn chế béo phì, ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo đó, mẹ bầu nào muốn giữ dáng nhưng vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể thì nên bổ sung chuối vào thực đơn hàng ngày của mình nhé!
  • Chuối có tác dụng giảm căng thẳng rất hiệu quả. Khoáng chất kali có trong chuối có tác dụng cung cấp oxy lên não bộ, do đó khi mệt mỏi, căng thẳng mẹ bầu nên ăn 1 quả chuối để giúp tăng lượng kali trong cơ thể, giúp não phấn chấn, linh hoạt trở lại.
  • Ngoài ra, chuối còn giúp thúc đẩy não sản xuất ra serotonin – một chất có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm đau và các tiết tố gây ra ức chế cảm xúc ở mẹ bầu.
  • Chuối là trái cây cho bà bầu có nguồn kali dồi dào chuối không chỉ giúp hạn chế tình trạng chuột rút mà còn giảm thiểu triệu chứng sưng phù cũng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai
  • Thường xuyên ăn chuối sẽ giúp mẹ bầu cung cấp lượng chất xơ cần thiết có tác dụng nhuận tràng, tác động tích cực lên hệ tiêu hóa tránh táo bón hiệu quả.
  • Chuối được xếp vào hàng trái cây tốt nhất giúp cải thiện huyết áp ở thai phụ bởi nó giàu kali và chứa lượng muối thấp.

Ưu điểm

  • Chuối cực kỳ dễ mua, có nhiều loại chuối khác nhau và giá thành phải chăng
  • Vị chuối ngon ngọt, đa số mọi người đều có thể thưởng thức
  • Có nhiều cách chế biến với chuối: Ăn nguyên bản, xay sinh tố, nấu chè, làm bánh… nên các mẹ bầu sẽ không lo bị ngán

Nhược điểm

Chuối nhanh chín nên khó bảo quản lâu được

Lời khuyên

  • Để tránh tình trạng chất dinh dưỡng trong chuối bị hao mòn hoặc chuối bị nhiễm khuẩn, mẹ bầu nên ăn ngay khi bóc vỏ
  • Không nên ăn chuối trong lúc đói bụng và sau khi ăn xong. Thời điểm ăn tốt nhất sau bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ
  • Mỗi ngày chỉ nên ăn nhiều 1- 2 trái chuối, không nên ăn nhiều chuối cùng một lúc dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
8

Quả na

24/02/2023

 Chỉnh sửa

trái cây cho bà bầu
Trái cây cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng

  • Quả na rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C cơ thể cần trong 1 ngày vì vậy rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Quả na chứa tới 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và, thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt na bao gồm: Năng lượng: 64kcal; nước: 82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; phốt pho: 45mg; vitamin C: 36mg.

Công dụng nổi bật

  • Giảm nguy cơ sinh non và giảm mức độ các cơn đau đẻ: 1 quả na mỗi ngày sẽ bổ sung 1000 micro đồng – một chất quan trọng giúp ngăn ngừa sinh non. Ngoài ra, na có nhiều dưỡng chất giúp các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa sảy thai và giảm đau đớn khi đẻ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 nhu cầu vitamin C hàng ngày, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu chống lại các bệnh cảm cúm, bệnh truyền nhiễm…
  • Tốt cho tóc, da, mắt, phát triển hệ thần kinh của bé: Vitamin A và C trong na có vai trò quan trọng với sự phát triển của da, tóc, mô máu của thai nhi. Axit béo Omega 6 hỗ trợ sự phát triển cấu trúc não bộ và
  • Cải thiện cân nặng: Nhiều mẹ bầu bị sụt cân trong thai kỳ, không đảm bảo cân nặng tiêu chuẩn. Ăn na sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, chống suy nhược, cải thiện cân nặng. Tuy nhiên các mẹ bầu tăng cân bình thường hoặc quá mức cũng vẫn ăn được na vì chúng không hề gây béo phì.
  • Hạn chế ốm nghén: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường bị ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi. Các mẹ nên ăn na vào bữa phụ sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng này.
  • Ngăn ngừa táo bón: Lượng chất xơ dồi dào trong quả na giúp cho hệ tiêu hoá của mẹ bầu hoạt động dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón khi mang thai.
  • Ổn định huyết áp: Natri và kali với lượng cân bằng nhau trong quả na giúp điều chỉnh huyết áp và nhịp tim. Bên cạnh đó, chất chống oxy hoá và vitamin C hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, tác động tích cực đến tim và hệ tim mạch.
  • Giảm căng thẳng thần kinh: Do sự thay đổi hormone khi mang thai, các mẹ bầu thường bị lo lắng, căng thẳng quá mức. Vitamin B6 trong na tham gia vào quá trình tổng hợp GABA giúp các mẹ giảm căng thẳng, stress hiệu quả.

Ưu điểm

  • Quả na có vị ngọt, ngon rất dễ ăn
  • Có thể xay sinh tố làm thức uống đổi vị

Nhược điểm

Na chỉ có theo mùa nên không phải lúc nào muốn ăn cũng có

Lời khuyên

  • Không ăn quá nhiều na: Việc ăn quá nhiều na sẽ khiến cơ thể bị nóng, nổi mụn, táo bón…
  • Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn na để không làm lượng đường trong máu tang cao.
  • Không cắn vỡ hạt na bởi bên trong loại hạt này chứa lượng độc tố cao có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu sơ ý nuốt phải hạt na thì không sao vì vỏ hạt cứng ngăn cho các chất độc có tác dụng.
  • Không nên ăn na để quá lâu hoặc chín nhừ: Các mẹ bầu nên ăn những quả na chín còn tươi ngon. Nếu thấy xuất hiện vảy trắng, chảy nước, thâm đen thì không nên ăn nữa bởi những quả na này đã bị vi khuẩn tấn công, không tốt cho sức khỏe.
  • Cũng không nên ăn na chưa chín, có vị chát sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá.
     

Trên đây là Top 8 trái cây cho bà bầu cung cấp vitamin tốt nhất. Các loại hoa quả được liệt kê trên đây không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn tốt cho tất cả mọi người. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải cái gì nhiều quá cũng tốt. Mẹ bầu nên ăn lượng hoa quả phù hợp, và tránh ăn vào lúc đói để không làm tăng lượng axit trong dạ dày, giảm đau dạ dày mẹ bầu nhé. 

Đừng chỉ ăn một loại hoa quả mà hãy nhớ ăn đa dạng những loại trái cây cho bà bầu khác nhau nhé.


 

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo