Top 15 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn, bổ ích giúp bé phát triển toàn diện

5.0  (1 bình chọn)
 2,387

Giáo dục cho trẻ mầm non không chỉ qua việc học văn hóa mà các bé có thể học được rất nhiều điều bổ ích qua các trò chơi âm nhạc vui nhộn. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng Topz tìm hiểu về Top 15 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn, bổ ích nhé. Ở nhà ba mẹ hoàn toàn có thể cùng con chơi những trò này để giúp con yêu thư giãn, phát triển toàn diện. 

1

Trò chơi nghe giai điệu đoán tên bài hát

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Nghe giai điệu đoán tên bài hát là một trong những trò chơi quen thuộc trong hệ thống các trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non. Trò chơi âm nhạc này có tác dụng giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và khả năng nhanh nhạy của thính giác.

Chuẩn bị:

  • Các bài hát cho trẻ mầm non và xắc xô để báo tín hiệu trả lời.

Cách chơi:

  • Chia trẻ thành 2 đội mỗi đội cử ra 1 bạn đại diện cầm xắc xô để dành quyền trả lời sau những lần nghe giai điệu của bài hát..
  • Khi bản nhạc kết thúc, đội nào lắc xắc sô trước thì đội đó được quyền trả lời trước. Đội nào trả lời đúng tên bài hát thì đội đó chiến thắng.
  • Cho trẻ chơi (2 lần).
Trò chơi nghe giai điệu đoán tên bài hát
2

Trò chơi Giọng hát to giọng hát nhỏ

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Giọng hát to giọng hát nhỏ nhằm mục đích cho trẻ nghe và phân biệt âm thanh ở mức độ đơn giản nhất, làm cơ sở cho trẻ sau này có khả năng nghe được cao độ âm nhạc. Vì vậy khi chơi, cô cần cho trẻ nghe chính xác âm thanh.

Chuẩn bị:

  • Các bài hát cho trẻ mầm non.

Cách chơi:

  • Khi cô đánh một tay thì cháu hát nhỏ, khi cô đánh hai tay thì cháu hát to. Khi cô không đánh tay thì cháu ngưng hát.
  • Cô cho cháu chơi 2 – 3 lần.
  • Nhận xét cháu chơi.
Trò chơi Giọng hát to giọng hát nhỏ
3

Trò chơi Nhảy theo nhạc và tranh ghế

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Nhảy theo nhạc và tranh ghế là một trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vô cùng thú vị. Trò chơi này cũng được phổ biến đối với cả người lớn trong các bữa tiệc, các chuyến du lịch teamwork... Trò chơi này có tác dụng rèn luyện khả năng phản xạ nhanh cho bé.

Chuẩn bị:

  • Ghế (tùy theo số lượng thành viên tham gia sẽ chuẩn bị ít hơn 1-2 cái ghế).

Cách chơi:

  • Cô giáo xếp một lượng ghế ( khoảng 10 chiếc ghế ) thành một vòng tròn và chọn ra 11 em học sinh tham gia.
  • Bắt đầu chơi, cho các em vừa vỗ tay theo nhạc vừa di chuyển xung quanh những chiếc ghế. Khi tiếng nhạc kết thúc thì các em sẽ nhanh chóng ngồi vào ghế, khi đó bạn nào chưa dành dược ghế sẽ bị thua và bị loại và một chiếc ghế sẽ bị rút ra ngoài.
  • Cứ thế các lướt chơi cứ tiếp diễn cho đến khi tìm được bạn chiến thắng.
Trò chơi Nhảy theo nhạc và tranh ghế
4

Trò chơi Khiêu vũ với bóng

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Khiêu vũ với bóng giúp luyện tai nghe nhạc cho trẻ, phát triển khả năng vận động và còn rèn cho trẻ khả năng phối hợp với bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ nữa. Với trò này, cả lớp sẽ cùng khiêu vũ, nếu lớp lẻ học sinh thì cô mời bạn đấy lên làm trọng tài cùng cô và thay bạn chơi ở lần 2.

Chuẩn bị:

  • Bóng bay và các bài hát khiêu vũ với bóng.

Cách chơi:

  • 2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào tay nhau như kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng.
  • Cô giáo ghép nhạc bài có nhạc chậm, nhanh, bình thường, chậm, nhanh… yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi.
  • Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại.
Trò chơi Khiêu vũ với bóng
5

Trò chơi Nhảy với giấy

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Nhảy với giấy là một trò chơi khá khó đối với bé trong các hoạt động trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vì cần đến sự khéo léo, bình tĩnh của trẻ. Trò chơi âm nhạc này có tác dụng giúp bé học và rèn khả năng giữ thăng bằng, sự linh hoạt của cơ thể.

Chuẩn bị:

  • Hộp khăn giấy.

Cách chơi:

  • Cô phát cho mỗi bé 1 tờ khăn giấy và đặt lên đầu.
  • Khi nhạc vang lên, mọi người sẽ bắt đầu di chuyển và nhảy sao cho tờ khăn giấy không rơi xuống.
  • Trong khi nhảy bé làm rơi khăn giấy nhưng vẫn bắt được kịp thì sẽ được chơi tiếp. Nếu khăn giấy rơi xuống đất sẽ bị loại.
  • Người cuối cùng là người thắng cuộc.
Trò chơi Nhảy với giấy
6

Trò chơi Động vật nhảy múa

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non không thể thiếu đi hình ảnh ngộ nghĩnh của các bé khi hóa thân để diễn tả hành động, dáng vẻ của những loài động vật quen thuộc trong trò chơi Động vật nhảy múa. Trò chơi này giúp tăng cường khả năng sáng tạo cho bé, khả năng vận động của trẻ.

Chuẩn bị:

  • Các bài hát hay bài thơ về động vật ngộ nghĩnh.

Cách chơi:

  • Cô sẽ đọc bài thơ hoặc hát những câu hát có nhắc đến tên của các con vật thì bé sẽ làm động tác của những con vật đó. Ví dụ: “Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn…” lúc này bé sẽ làm động tác của chú ếch,...

Trò chơi Động vật nhảy múa
7

Trò chơi Chiếc hộp bí mật

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Chiếc hộp bí mật là một trò chơi được áp dụng vào hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh ở các chủ đề như: (động vật, một số ngành nghề, phương tiện giao thông. Hoạt động âm nhạc ở các chủ đề như: (động thực vật, một số ngành nghề).

Chuẩn bị:

  • 4 chiếc hộp màu đỏ, xanh, vàng, tím.

Cách chơi:

  • Cô giáo sẽ cho trẻ mở các hộp. Ví dụ: cô giáo sẽ chuẩn bị 4 chiếc hộp màu đỏ, xanh, vàng, tím.
  • Trong mỗi hộp tương ứng với mỗi bài hát, chẳng hạn hình ông mặt trời thì hát cháu vẽ ông mặt trời, hình con mèo thì bài hát rửa mặt như mèo,...
Trò chơi Chiếc hộp bí mật
8

Trò chơi Hát theo hình vẽ

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Hát theo hình vẽ là trò chơi âm nhạc dành cho trẻ mầm non vừa vui nhộn, vừa giúp các bé thể hiện được sự nhanh nhẹn, nhạy bén của mình, qua đó giúp các con ngày càng phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

Chuẩn bị:

  • Tranh vẽ nội dung các bài hát.

Cách chơi:

  • Cô có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài hát “Hoa bé ngoan”, “Những khúc nhạc hồng”, “Sắp đến tết rồi”, “Mùa xuân đến rồi”… (tùy thuộc vào nội dung giờ học mà giáo viên chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát)
  • Từng trẻ lên rút tranh, nếu rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào thì nói tên bài hát, tên tác giả và bài hát đó cho cả lớp cùng nghe.
  • Khi trẻ không nhận ra được bài hát, trẻ sẽ được cô gợi ý hoặc trực tiếp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên trẻ hát bài hát đó.
  • Trẻ cũng có thể mời một vài bạn lên cùng hát hoặc múa minh họa hay gõ đệm cho mình hát.
  • Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục chơi.

Trò chơi Hát theo hình vẽ
9

Trò chơi Hóa đá

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Với Trò chơi Hóa đá, các bạn nhỏ sẽ được xếp thành một vòng tròn với khoảng cách vừa phải để có đủ không gian cho các điệu nhảy. Đây là một trò chơi âm nhạc mầm non vui nhộn, vừa tạo được sự phấn khích cho trẻ mầm non, vừa làm tăng khả năng phản xạ và cảm nhận âm nhạc.

Chuẩn bị:

  • Một không gian đủ rộng, thoải mái, tránh các đồ vật dễ gây nguy hiểm.

Cách chơi:

  • Sau khi đã ổn định vị trí, cô sẽ bật một bài nhạc bất kỳ có giai điệu bắt tai, sôi động, phù hợp với trẻ mầm non.
  • Khi nhạc bật, các bé sẽ được tự do thể hiện các điệu nhảy yêu thích và ấn tượng nhất.
  • Khi nhạc dừng lại, các bé được yêu cầu đứng im, giữ nguyên tư thế lúc đang nhảy như đang “hóa đá”, nếu ai cử động sẽ bị loại khỏi vòng chơi hoặc phạt nhảy lò cò xung quanh.
Trò chơi Hóa đá
10

Trò chơi Nghe nhạc nhảy vào vòng

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Nghe nhạc nhảy vào vòng là một trong số các trò chơi âm nhạc mầm non rất sôi động, mang lại sự hứng khởi cho các bạn nhỏ, đồng thời tăng khả năng chú ý và định hướng trong không gian.

Chuẩn bị:

  • Phấn để vẽ vòng tròn; những bài hát vui nhộn, quen thuộc.

Cách chơi:

  • Với trò chơi này, cô sẽ vẽ các vòng tròn, tuy nhiên số vòng tròn cần ít hơn số trẻ tham gia chơi trò chơi (Ví dụ có 5 bạn tham gia trò này, cô sẽ chỉ vẽ 4 vòng).
  • Sau đó, cô sẽ hát một bài hát bất kỳ để bắt đầu trò chơi.
  • Nếu cô hát nhanh, các bé phải đi nhanh hoặc lắc lư mạnh, ngược lại, nếu cô hát nhỏ, các bé sẽ phải đi chậm lại hoặc lắc lư nhẹ nhàng.
  • Khi cô hát to, các bé sẽ phải đi xa khỏi vòng tròn và nếu cô đột nhiên hát nhỏ lại, các bé cần nhanh chóng nhảy vào vòng tròn.
  • Bạn nào không vào được vòng tròn sẽ bị loại khỏi trò chơi hoặc phạt nhảy lò cò xung quanh, khi đó, trò chơi sẽ tiếp tục với số lượng vòng tròn ngày càng giảm để tìm ra người thắng cuộc.
Trò chơi Nghe nhạc nhảy vào vòng
11

Trò chơi Sáng tạo giai điệu theo phong cách cá nhân

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Sáng tạo giai điệu theo phong cách cá nhân là ý tưởng được sử dụng trong các lớp học nhạc. Trò chơi này khuyến khích trẻ cảm thấy hứng thú với âm nhạc.

Chuẩn bị:

  • 1 tờ giấy
  • Bút màu

Cách chơi:

  • Cô hãy cùng bé tạo ra các biểu tượng đại diện cho những âm thanh có ý nghĩa. Ví dụ, ngôi sao có nghĩa là “vỗ tay”, vòng tròn có nghĩa là “giậm chân”, hình tan giác có nghĩa là “vỗ bàn”…
  • Sau đó, cho bé sử dụng các biểu tượng này để tự tạo ra những giai điệu theo ý của bé
  • Sau khi trẻ sáng tạo xong, bạn hãy cùng trẻ làm theo những lưu ý ở trên.
Trò chơi Sáng tạo giai điệu theo phong cách cá nhân
12

Trò chơi Chuyền xắc xô

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Chuyền xắc xô là một trong những trò chơi âm nhạc bổ ích, vui nhộn, vừa có tác dụng nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các bé trong lớp học, làm cho các con ngày càng thân thiết và hòa đồng với nhau hơn.

Chuẩn bị:

  • Xắc xô

Cách chơi:

  • Chia lớp thành 3 đội đứng thành 3 vòng tròn.
  • Mỗi vòng tròn có 2 cái xắc xô.
  • Vừa hát vừa chuyền tay nhau liên tục hai xắc xô đó.
  • Khi bài hát kết thúc, bạn nào đang cầm xắc xô trên tay se thua cuộc.
  • Co thể hát nhanh hơn va chuyền nhanh hơn để trò chơi thêm sôi động.
Trò chơi Chuyền xắc xô
13

Trò chơi Lắng nghe tìm đồ vật

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Lắng nghe tìm đồ vật là trò chơi bổ ích giúp trẻ củng cố kỹ năng nghe. Bé chơi trò này nhiều thì kỹ năng nghe và phân biệt và định vị đồ vật được cải thiện rõ rệt

Chuẩn bị:

  • Đồ chơi phát ra tiếng nhạc
  • Không gian để giấu đồ

Cách chơi:

  • Mục đích của trò chơi là giúp trẻ nhận biết được đồ chơi thông qua nghe tiếng nhạc phát ra.
  • Cô giáo sẽ giấu món đồ ở một nơi nào đó rồi bật nhạc và để trẻ tìm.
  • Tăng độ khó sau mỗi vòng chơi.
Trò chơi Lắng nghe tìm đồ vật
14

Trò chơi Quần áo âm nhạc

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Trò chơi Quần áo âm nhạc là một hoạt động khác thường được chơi trong các bữa tiệc bằng cách dịch sang lớp rất tốt. Đó là rất nhiều niềm vui và làm việc tốt với các sinh viên trẻ.

Chuẩn bị:

  • Một túi quần áo và phụ kiện khác thường ( mũ cói, mũi cao su, tóc giả)
  • Nhiều cái ghế
  • Một thiết bị để phát nhạc trên

Cách chơi:

  • Bắt đầu bằng cách sắp xếp những chiếc ghế theo vòng tròn.
  • Bật nhạc lên và bảo các bé đưa túi đồ điên cho nhau theo chiều kim đồng hồ.
  • Khi cô nhấn tạm dừng, trẻ cầm túi phải lấy một món đồ từ túi và đeo vào.
  • Các bé với bộ trang phục kỳ dị nhất khi túi rỗng là người chiến thắng.
Trò chơi Quần áo âm nhạc
15

Trò chơi Đó là âm thanh gì?

14/06/2022

 Chỉnh sửa

Nếu cô muốn trẻ phân biệt được âm thanh của xắc xô, kèn, trống, đàn,…khác nhau như thế nào? Cô hãy thử ngay trò chơi “Đó là âm thanh gì”?

Chuẩn bị:

Cách chơi:

  • Đầu tiên hãy phát ra âm thanh của từng loại nhạc cụ để bé làm quen và nhận biết trước.
  • Sau đó chọn một âm thanh bất kỳ và yêu cầu trẻ đoán xem âm thanh đó phát ra từ loại nhạc cụ nào.
  • Sau mỗi lần chơi, cô có thể tăng độ khó lên bằng việc phát ra những âm thanh khó phân biệt hơn.
Trò chơi Đó là âm thanh gì?

Trên đây là Top 15 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non vui nhộn mà vô cùng bổ ích. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn. Bạn nghĩ sao nếu có thể cùng con yêu tham gia những trò chơi này? Chắc chắn sẽ rất thú vị và góp phần gắn kết giữa ba mẹ và bé đấy! 

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo