Top 20 trò chơi nhỏ tạo hứng thú, ổn định lớp học cho bé tuổi nhà trẻ hay nhất

5.0  (1 bình chọn)
0 bình luận
02/12/2019
 10,099

Trẻ em thường có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh mình thông qua các hoạt động chơi và tìm hiểu. Những đồ chơi đa dạng và sáng tạo có thể giúp trẻ em khám phá ra nhiều điều mới mẻ, từ hình dáng, màu sắc, âm thanh cho đến cách thức hoạt động của chúng. 

Trẻ mầm non luôn hiếu động, việc trẻ ồn ào, mất trật tự, chạy nhảy lung tung là tình trạng chung mà hầu hết các giáo viên mầm non gặp phải. Nếu bạn là giáo viên mầm non và cảm thấy chán nản mỗi khi lớp mất trật tự, đùa nghịch dù đã sử dụng các biện pháp nghiêm khắc nhưng tình trạng vẫn không cải thiện thì hãy tham khảo một số trò chơi nhỏ tạo hứng thú, ổn định lớp học cho bé tuổi nhà trẻ hay nhất mà Topz giới thiệu ngay sau đây

 

1. Trò chơi Vận động "Con Bọ Dừa"

Giới thiệu trò chơi: "Cô đã chuẩn bị những chiếc mũ Bọ Dừa rất xinh để tặng cho các con, với những chiếc mũ này cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi "Con Bọ Dừa " đấy. Bây giờ các con hãy về chỗ ngồi và nghe cô hướng dẫn cách chơi nhé".

Hướng dẫn cách chơi: Bọ Dừa mẹ bò trước, Bọ Dừa con bò theo sau, vừa bò vừa đọc lời bài thơ "Con Bọ Dừa" gặp cơn gió thổi Bọ Dừa ngã chỏng quèo, đạp chân và miệng kêu ối ! ối ! ối. 

Cô chơi mẫu: Để chơi được trò chơi này thật giỏi các con hãy quan sát cô chơi mẫu nhé. Cô úp hai bàn tay sát sàn, hai cẳng chân sát sàn và nhổm mông, bò phối hợp chân nọ tay kia, bò tiến thẳng về phía trước đầu ngẩng cao, vừa bò vừa đọc lời bài thơ:

Bọ Dừa mẹ đi trước
Bọ Dừa con theo sau
Gió thổi ngã chỏng quèo
Bọ Dừa kêu “ối ! ối !...”

Khi đọc đến câu "Gió thổi ngã chỏng quèo" cô ngã lăn ra sàn nằm ngửa người lên hai chân đạp đạp vào không khí và miệng kêu "ối ! ối ! ối! " Các con đã biết cách chơi chưa? 

Cho 1-2 trẻ lên chơi cùng cô. (Cô gọi 1-2 trẻ lên chơi cùng cô)

Quá trình trẻ chơi: 

  • Lần 1: Cho 2-3 trẻ chơi cùng với cô
  • Lần 2: Cho trẻ chơi theo nhóm bọ dừa xanh, bọ dừa đỏ, bọ dừa vàng
  • Lần 3: Cho cả lớp chơi cùng với cô
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trò chơi Vận động "Con Bọ Dừa"

2. Trò chơi chiếc đồng hồ

Đây là trò chơi tập thể cả lớp hoặc theo nhóm 5- 7 trẻ, giúp trẻ luyện phát âm và thực hiện động tác theo đúng nhịp phát âm.

Cách chơi: Bàn tay mở rộng, quay lòng bàn tay ra phía ngoài, vừa đọc bài thơ "Đồng hồ" vừa làm động tác. Tích tắc tích tắc (Hai tay nhẹ nhàng đưa sang phải rồi sang trái). Đồng hồ quả lắc (Hai tay nhẹ nhàng đưa sang phải rồi sang trái). Kim ngắn chỉ giờ (Giơ 2 ngón út ra, các ngón khác gập xuống). Kim dài chỉ phút (Giơ 2 ngón trỏ ra, các ngón khác gập xuống). Tích tắc tích tắc (Hai tay nhẹ nhàng đưa sang phải rồi sang trái).

Cô và trẻ cùng đọc bài văn vần: 

  • Tích tắc tích tắc
  • Đồng hồ quả lắc
  • Kim ngắn chỉ giờ
  • Kim dài chỉ phút
  • Tích tắc tích tắc.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trò chơi chiếc đồng hồ

3. Trò chơi 3 con chim

Cách chơi: Trên cành cao (giơ 3 ngón tay). Một con gáy (Dùng ngón trỏ tay trái chỉ vào ngón trỏ tay phải). Một con hót (Dùng ngón trỏ tay trái chỉ vào ngón giữa tay phải). Một con đang bắt sâu (Dùng ngón trỏ tay trái chỉ vào ngón nhẫn tay phải). Hãy nhìn nhé (Nhấp nháy mắt và giơ tay trái ra trước mặt)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

4. Trò chơi nhện giăng tơ

Nhện nhện giăng tơ giăng tơ, ta cùng leo lên nào

Ngoài trời thì mưa to, ôi nhà đâu mất rồi

Và trời không mưa nữa, ông mặt trời lên rồi

Nhện nhện giăng tơ, giăng tơ ta cùng leo xuống nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trò chơi nhện giăng tơ

5. Trò chơi bên này một con chim chích (Hai chú chim xinh)

Cách chơi:

Bên này 1 con chim chích,
Bên này 1 con chim chích
Chíp chíp chíp, chiu chiu chiu, 2 chú chim cùng cười "Hi hi hi"
Bên này 1 con chim chích,
Bên này 1 con chim chích
Chíp chíp chíp, chiu chiu chiu, 2 chú chim cùng khóc “Hu hu hu”

Hoặc một phiên bản khác:

Hai chú chim xinh

Bên này 1 con chim xinh (giơ ngón tay cái bên phải)

Bên này 1 con chim xinh (giơ ngón tay cái bên trái)

Chíp chíp chíp chiu chiu hai chú chim cùng xinh

Bên này 1 con chim xinh (giơ ngón tay cái bên phảii)

Bên này 1 con chim xinh (giơ ngón tay cái bên trái)

Chíp chíp chíp chiu chiu chiu hai chú chim cùng cười (chỉ tay lên má cười)

Hai chú chim cùng khóc (huhu và đưa tay lên mắt giả vờ khóc

6. Trò chơi giấu cái tay

Cách chơi:

  • Giấu cái tay ra sau lưng khi ai hỏi là tay đâu -> Giấu cái tay ra sau lưng khi ai hỏi là tay đây
  • Giấu đôi mắt ra sau tay khi ai hỏi là mắt đâu?- > giấu đôi mắt ra sau tay khi ai hỏi là mắt đây
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trò chơi giấu cái tay

7. Trò chơi trồng cây chuối

Mục đích yêu cầu: Dạy trẻ biết đếm theo thứ tự.

Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, thoáng mát.

Tiến hành: Trẻ chơi theo nhóm từ 2 trẻ trở lên.

Trẻ lần lượt nắm chặt tay lại và đặt chồng lên nhau. Sau đó, trẻ cùng đọc bài đồng dao. Một trẻ dùng ngón tay chỉ từ trên xuống dưới kết thúc bài đồng dao, chỉ trúng tay ai thì người đó phải rút tay về. Sau mỗi lần như thế trẻ cùng đếm số tay còn lại và tiếp tục chơi tiếp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

8. Trò chơi: Cao cẳng cùng cò

Cách chơi:

Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
Trẻ: Cò đây! Cò đây!
Quản trò hô: Cổ đâu?
Trẻ: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
Quản trò: Cẳng đâu?
Trẻ: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

9. Trò chơi 5 con cua đá

Cách chơi:

"Năm con cua đá bò lên cây gỗ

Ăn những con bọ thật là ngon ngon

Bỗng 1 con cua rơi tòm xuống nước

Chỉ còn.... bốn con

Bốn con cua đá bò lên cây gỗ

Ăn những con bọ thật là ngon ngon

Bỗng 1 con cua rơi tòm xuống nước

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trò chơi 5 con cua đá

10. Trò chơi Taxi

Cách chơi:

  • Cô giáo: Tay đâu, tay đâu
  • Trẻ: tay đây, tay đây

Và sau đó cùng hát

Taxi, taxi

Đi vòng quanh thế giới

Bao nhiêu, bao nhiêu

5 đồng thôi anh nhé

Đắt thế, đắt thế, 2 đồng thôi anh nhé

OK OK xin mời anh lên xe

Hết xăng, hết xăng

Xin mời anh xuống xe

Oh hay oh hay anh này vô duyên ghê.

 

11. Trò chơi: Con thỏ ăn cỏ

Cách chơi: 

Cô: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ” 

Trẻ: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” 

Cô: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ” 

Trẻi: làm theo và nói “ăn cỏ” 

Cô: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”

Trẻ: làm theo và nói “Uống nước” 

Cô: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ” 

Trẻ phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, cô chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

12. Trò chơi cuốn chiếu

Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng đôi rãi rác trong sân chơi. Cứ 2 trẻ đứng đối diện nhau nắm tay nhau thành từng cặp. Trẻ đong đưa 2 tay vừa đọc:

“Giặt chiếu phơi khô

Trời mưa cuốn lại”

Khi đọc đến câu 2, hai trẻ hai trẻ vừa đọc vừa lộn ngược người và tay. Đọc tiếp câu:“Trời gầm nhả ra”. Hai trẻ lộn về tư thế ban đầu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

13. Trò chơi trời nắng trời mưa

Cách chơi: Cô là thỏ mẹ, trẻ là những chú thỏ con, các chú thỏ con cùng đi tắm nắng với thỏ mẹ. Các chú thỏ vừa đi vừa hát theo giai điệu bài hát: Trời nắng - trời mưa, khi đến câu hát “ Mưa to rồi, mưa to rồi mau mau về thôi ” thì các chú thỏ con phải chạy nhanh về ngôi nhà của mình. Nếu chú thỏ nào chạy chậm không kịp vào nhà sẽ bị ướt.

Hướng dẫn trẻ chơi: 

  • Cô thực hiện trò chơi cho trẻ quan sát lần 1 (không giải thích )
  • Lần hai vừa thực hiện vừa giải thích cho trẻ hiểu rõ hơn

Lời bài hát: Trời nắng trời nắng thỏ đi tắm nắng => Động tác tương ứng: Hai tay để trước ngực nhảy về phía trước

Lời bài hát: Vươn vai vươn vai thỏ rung tai => Động tác tương ứng: Hai tay để lên đầu, giả làm tai thỏ vẫy vẫy, nghiêng người về hai phía

Lời bài hát: Nhảy tới nhảy tới đùa trong nắng mới => Động tác tương ứng: Hai tay để trước gần vai, chân bật nhảy về phía trước

Lời bài hát: Bên nhau, bên nhau, bên nhau ta cùng chơi => Động tác tương ứng: Vỗ tay và đi bước cao chân.

Lời bài hát: Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau mau về thôi => Động tác tương ứng: Chạy nhanh về nhà

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

14. Trò chơi: Vịt đẻ trứng

Tập thể cùng hát theo thể tự do "te te te - vịt đẻ, te te te - vịt ấp, te te te - vịt nở, te te te - vịt bay". VỪA HÁT TRẺ LÀM THEO điệu bộ theo các động tác: 

  • Vịt đẻ: hai tay để sau mông
  • Vịt ấp: hai tay để trước bụng
  • Vịt nở: hai tay để trước mặt
  • Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

15. Trò chơi: Bữa tiệc bò

Cách chơi: trẻ hát làm theo điệu bộ bài hát cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”. Trẻ đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:

Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.

Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”

Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

16. Trò chơi Không có nước để uống ôi khát khát khát

Không có nước để uống ôi khát khát khát

Không có nước để ăn ôi đói đói đói

Không có nước đánh răng ôi sún sún sún

Không có nước rửa mặt ôi xấu xấu xấu

Không có nước gội đầu ơi ngưa ngứa ngứa

Không có nước để tắm ôi bẩn bẩn bẩn

Có nước rồi oh zê!!!!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

17. Trò chơi 5 chú khỉ con

5 chú khỉ con nhảy uỳnh uỳnh trên giường

1 chú ngã xuống, đầu chú sưng to tướng

Khỉ mẹ gọi bác sĩ và bác sĩ dặn kĩ:

Không cho chú khỉ con nhảy trên giường nữa nhé !

4 chú khỉ con lại nhảy uỳnh uỳnh trên giường.................................

3 chú khỉ con lại nhảy uỳnh uỳnh trên giường..................................

2 chú khỉ con lại nhảy uỳnh uỳnh trên giường.................................

1 chú khỉ con lại nhảy uỳnh uỳnh trên giường.................................

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

18. Trò chơi Ta là tướng chuột

Ta là tướng chuột

Chẳng sợ mèo đâu

Ta mà vuốt râu

Thì mèo chết khiếp

A con chuột tinh tướng

Ta sẽ bắt được mi

Ta dẫm bẹp cái đuôi, ta dẫm bẹp cái đầu

E lạy anh mèo, e lạy anh mèo

E chẳng dám ăn vụng cơm canh nữa

Nhớ chưa, nhớ chưa, nhớ chưa

Rồi ạ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

19. Trò chơi 5 chú vịt con

Cách chơi: vừa đếm vừa đọc: 1,2,3,4,5. 5 chú vịt con mà tôi được biết, có chú vịt mập (đưa 2 ngón tay cái lúc lắc), có chú vịt ốm (đưa 2 ngón tay út), cũng có chú vừa vừa ( đưa 2 ngón giữa). 1 chú vịt với cái đuôi sau lưng ( đưa tay ra sau lưng) chú dẫn cả đàn với tiếng kêu: cạp cạp (cho trẻ nói). 

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

20. Trò chơi Vòng tay đưa lên mắt

Vòng tay đưa lên mắt

Đưa xuống cho thật đều

Xoay, xoay, xoay

Giống như mặt mèo quanh mắt

Vòng tay đưa lên mũi

Đưa xuống cho thật đều

Xoay, xoay, xoay

Giống như mũi lợn, mũi lợn

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông báo