Top 10 Vấn đề mẹ bầu quan tâm nhất để có một thai kì an toàn từ A-Z

5.0  (1 bình chọn)
 852

Vấn đề mẹ bầu trong hành trình mang thai luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của các cặp vợ chồng. Bởi khi người mẹ mang thai, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, chỉ một sơ suất nhỏ cũng gây nguy hiểm tới người mẹ và đứa bé. 

Chính vì thế, để có một thai kì an toàn từ A-Z, mời bạn đọc cùng TopZ khám phá Top 10 vấn đề mẹ bầu cần lưu ý ngay sau đây nhé!

1

Vấn đề khám tiền sản hôn nhân

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với lối sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.

  • Đối với những người vốn chưa có kinh nghiệm trong đời dục trước đó, khám sức khỏe tiền hôn nhân và nhận được sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp bạn trẻ chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống tình dục vợ chồng, tránh được những rắc rối trong đời sống tình dục, những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến đường sinh sản hoặc xuất hiện những hậu quả của các bệnh tật có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén.
  • Với những cặp đôi đang muốn có con, khám tiền hôn nhân là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Khám tiền hôn nhân giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.
  • Mẹ tương lai nếu mong muốn có con sớm nhất cũng cần hiểu rõ và tiêm vắc xin cũng như bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý để chuẩn bị điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn.
  • Ngoài ra, điều này cũng một phần giúp phụ nữ kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.
Khám tiền sản
Vấn đề mẹ bầu: khám tiền sản hôn nhân

Xem thêm: Que thử thai 1 vạch nhưng bạn vẫn mang thai? Đâu là nguyên nhân

2

Bảo hiểm sinh con

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Bảo hiểm thai sản là sản phẩm bảo hiểm dành riêng cho phụ nữ mang thai và sinh con. Gói bảo hiểm này sẽ mang đến cho các bà mẹ những quyền lợi hấp dẫn liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.

Vấn đề mẹ bầu quan tâm khác là mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai là tình trạng mà rất nhiều các khách hàng hiện nay gặp phải. Thông thường, người tham gia bảo hiểm nên mua bảo hiểm thai sản trước khi có kế hoạch sinh con trong khoảng 12 tháng trước đó, để được hưởng toàn bộ quyền lợi từ bảo hiểm.

Vì thế, các mẹ bầu mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai thường lo lắng không biết có được hỗ trợ quyền lợi bảo hiểm không. Trên thực tế, mua bảo hiểm khi đang mang thai, mẹ bầu vẫn sẽ được nhận hỗ trợ từ bảo hiểm nhưng ở một mức độ nhất định và sẽ bị hạn chế quyền lợi hơn. Ngoài ra, mức phí để mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai cũng sẽ cao hơn những mẹ bầu đã mua bảo hiểm từ trước khi mang bầu một thời gian. Đồng thời, quyền lợi cũng sẽ bị hạn chế hơn so với việc mua bảo hiểm thai sản khi chưa mang thai. 

Hầu hết các loại bảo hiểm thai sản sau khi mang thai chủ yếu nhằm hỗ trợ một phần nào đó chi phí cho mẹ và bé trước cũng như sau khi sinh nở. Vì vậy dù quyền lợi bị hạn chế hơn bình thường, tuy nhiên việc mua bảo hiểm thai sản khi đã mang bầu vẫn sẽ được nhận một mức hỗ trợ và quyền lợi nhất định từ công ty bảo hiểm.

Bảo hiểm thai kỳ
Vấn đề mẹ bầu - Bảo hiểm sinh con
3

Các biểu hiện khi mới có thai

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Đau ngực

Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên khiến ngực sưng và đau nhức. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai. Thai phụ nên chọn các loại áo lót rộng, thoải mái và thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng ngực để cảm thấy dễ chịu.

Chậm kinh

Chậm kinh có lẽ là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất giúp bà bầu nhận biết sớm thai kỳ. Khi việc thụ thai hoàn thành, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG và kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều nên dễ lầm lẫn với sự mất kinh sau thụ thai.

Chứng chuột rút

Bà bầu có thể cảm nhận được những cơn đau do bị vọp bẻ giống như lúc có kinh vào khoảng ngày thứ 6-12 của thai kỳ. Hiện tượng này là do trứng bắt đầu bám chặt vào thành tử cung và khiến tử cung có thể bị kéo căng một chút, gây ra các cơn đau để chuẩn bị cho quá trình giãn nở trong suốt chín tháng mang thai.

Xuất hiện các vết máu báo thai

Khoảng 10 ngày sau khi thụ thai, một số thai phụ sẽ bị ra máu âm đạo kèm theo đau quặn nhẹ ở bụng. Điều này được lý giải là do phôi di chuyển vào tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung.

Nhiều người thường nhầm lẫn tình trạng xuất huyết ở thời điểm này là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nhưng nếu nhận thấy hiện tượng xuất huyết ngắn, ít và khác hẳn so với bình thường, bạn nên nghĩ đến việc đã có thai.

Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi được xem là một trong những vấn đề mẹ bầu xuất hiện sớm nhất. Bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi ngay từ tuần đầu mang thai. Sự mệt mỏi bắt nguồn từ việc người mẹ bị mất một phần năng lượng để cung cấp cho quá trình phát triển của bào thai. Thường thì bà bầu sẽ bớt mệt hơn khi thai được 12 tuần trở đi, lúc này nhau thai đã được hình thành đầy đủ.

Đầu vú thâm quầng

Khi mang thai, các hormon mà cơ thể tiết ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào biểu bì, từ đó tạo hắc tố xung quanh đầu vú và làm cho vùng da ở đầu vú sẫm màu dần. Tuy nhiên, đây không phải là một dấu hiệu sớm của hai kỳ vì phải đến tuần thứ 10 thai phụ mới có thể thấy rõ sự khác biệt về màu sắc ở đầu vú.

Buồn nôn

Khoảng 80% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn vào buổi sáng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Đây cũng được xem là một triệu thường gặp nhất khi mang thai. Nguyên nhân là sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể khi mang thai.

Đầy hơi, khó tiêu

Táo bón và đầy hơi là những dấu hiệu thường gặp khi mang thai. Để hạn chế hiện tượng này, bà bầu nên tăng cường bổ sung chất xơ và uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Xem thêm: Rụng tóc khi mang thai nỗi ám ảnh của bà bầu và những cách khắc phục

Đi tiểu nhiều hơn

Khi mang thai, tử cung phát triển để nuôi dưỡng phôi thai nên sẽ chèn ép vào bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Càng về sau, khi tử cung càng lớn thì bàng quang càng bị chèn ép nhiều nên thai phụ càng phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Nhạy cảm với mùi vị

Dấu hiệu này là một những tín hiệu sớm giúp nhận biết thai kỳ. Một số mùi thường khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn như mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn... Sự nhạy cảm này có thể giảm dần sau khi hết 3 tháng đầu thai kỳ.

Thèm ăn

Khi mang thai, cơ thể cần được cung cấp thêm nhiều năng lượng để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cả mẹ và bé. Do vậy, việc cảm thấy đói bụng và thèm ăn thường xuyên là một dấu hiệu rất phổ biến khi mang thai.

Biểu hiện có thai
Các biểu hiện khi mới có thai
4

Dinh dưỡng khi mang thai

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Theo Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), phụ nữ mang thai nên bổ sung những dưỡng chất sau:

  • Axit folic (vitamin B9) có nhiều trong các loại thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu lima, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…
  • Sắt: Mỗi ngày, mẹ bầu cần nạp khoảng 27mg sắt bằng các loại thực phẩm hoặc viên sắt tổng hợp. Có thể bổ sung trực tiếp bằng con đường dinh dưỡng hàng ngày thông qua việc ăn nhiều thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…
  • Canxi: Mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung khoảng 800mcg canxi mỗi ngày. Một số thực phẩm có nhiều canxi như: Tôm, cua, hải sản, sữa cùng các chế phẩm từ sữa…
  • Protein: Em bé cần 70g protein trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ để phát triển khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu protein như: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…
  • Vitamin và khoáng chất: Mẹ bầu nên ăn nhiều loại rau xanh và trái cây như cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho… để tăng cường miễn dịch cho mẹ trong quá trình mang thai.
Dưỡng thai
Vấn đề mẹ bầu - Dinh dưỡng khi mang thai

Xem thêm: Tăng đề kháng cho bà bầu giúp phòng chống bệnh và giảm nghén

5

Thuốc bổ những mặt lợi và hại

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Lợi ích

  • Để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé được phát triển tốt nhất ngay từ khi còn trong bụng mẹ, phụ nữ nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ ở thời điểm 3 tháng trước khi mang thai.
  • Theo cơ chế sinh học, thời gian để trứng trưởng thành trong buồng trứng của phụ nữ là 3 tháng, sau đó trứng sẽ chín và rụng. Ở thời điểm rụng trứng, nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ thụ thai. 
  • Và muốn phôi thai khỏe mạnh, người mẹ phải có chất lượng trứng tốt. Vì vậy, phụ nữ cần có kế hoạch uống bổ sung các dưỡng chất trước khi mang thai để trứng phát triển khỏe mạnh.

Tác hại

Các loại thuốc bạn sử dụng trong thai kỳ đều có thể qua nhau thai để ảnh hưởng đến thai nhi và có thể gây ra các hậu quả như:

  • Tác động trực tiếp lên thai nhi gây sẩy thai, thai lưu, dị tật bẩm sinh
  • Làm thay đổi chức năng của bánh rau, làm giảm nguồn cung cấp oxygen và chất dinh dưỡng cho thai có thể làm thai kém phát triển
  • Có thể tác động lên tử cung, gây co bóp và qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai hoặc gây sinh non
  • Thuốc có thể gây ra những thay đổi trên cơ thể mẹ và gián tiếp ảnh hưởng tới thai như thuốc hạ huyết áp có thể làm giảm lượng máu tới bánh rau và làm giảm lượng oxygen và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi
Thuốc bổ của bà bầu
Thuốc bổ những mặt lợi và hại
6

Vấn đề mẹ bầu - Những thay đổi của cơ thể khi mang thai

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Thay đổi về cân nặng

Phần lớn các mẹ bầu sẽ tăng từ 12 đến 17 kg do trọng lượng của em bé (thường là 3-4 kg), nước ối, tử cung, các dịch cơ thể khác và sự tăng cân của chính các mẹ.

Thay đổi ở hệ hô hấp

Khi mang thai, trao đổi khí diễn ra nhiều hơn để bù lại nhu cầu oxy tăng trong thai kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tử cung và nước ối bạn sẽ thở nhanh hơn bình thường và đôi khi sẽ xảy ra hiện tượng hụt hơi. Về cấu tạo sinh lý, xương sườn phát triển ra hai bên và cơ hoành nâng lên khoảng 4 cm.

Thay đổi ở hệ tuần hoàn

Trong thai kỳ, hoạt động của hệ tuần hòa bị thay đổi, lưu lượng máu từ tim đi ra mỗi phút sẽ nhiều hơn, vì thế mẹ bầu thường có nhịp tim nhanh.Tuy nhiên, do áp lực của tử cung nên lượng máu trở lại tim lại ít hơn. Từ tháng thứ 3, dưới tác động của hóc môn progesterone lên mạch máu làm huyết áp giảm, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi.

Thay đổi ở hệ tiêu hóa

Do tác động của hóc môn progesterone, làm tăng giảm trương lực cơ vòng của thực quản, dạ dày của người mẹ gần như nằm ngang. Mẹ bầu thường gặp các triệu chứng về dạ dày như ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày và hay bị táo bón. K

Thay đổi ở vùng ngực

Thay đổi vòng ngực là sự thay đổi rõ rệt nhất khi mang thai. Ngực sẽ lớn và mềm hơn vì sự thay đổi hóc môn khi mang thai. Tuyến sữa và đường dẫn sữa phát triển, núm vú nhô ra nhiều hơn để chuẩn bị cho em bé bú sữa mẹ.

Thay đổi ở tuyến nội tiết

Thay đổi hóc môn tác động lên toàn bộ cơ thể mẹ bầu. Nhau thai đóng vai trò như tuyến nội tiết tạm thời trong thai kỳ, sản sinh ra lượng lớn estrogen và progesterone trước tuần thai 10-12. Tiếp tục giúp tử cung lớn lên và duy trì hoạt động cũng như tạo ra các thay đổi của cơ thể.

Thay đổi ở vùng bụng

Trong 9 tháng thai kỳ bụng sẽ lớn dần làm vùng xương chậu mở rộng,  từ 3 tháng bụng bắt đầu phình to, đến cuối tháng thứ 6 đỉnh tử cung sẽ chạm khung xương sườn, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau lưng, đau hông do giãn dây chằng.

Thay đổi ở đường tiết niệu

Tử cung lớn hơn tạo ra áp lực lên bàng quang và cơ xương chậu. Mẹ bầu thường gặp một số vấn đề về kiểm soát vệ sinh như: đi tiểu nhiều hơn, đôi khi nước tiểu bị rò khi hắt hơi, ho, cười. Tăng cường khả năng tái hấp thu Natri và nước ở đường niệu.

Thay đổi ở hệ xương khớp

Khi mang bầu cột sống bị ưỡn hình cánh cung để đảm bảo thăng bằng, cùng với sự thay đổi hóc môn có thể gây ra hiện tượng đau ở vùng lưng và xương chậu. Dây chằng nối tử cung và xương chậu sẽ bắt đầu dãn ra cho em bé chào đời.

Thay đổi ở da

Vấn đề mẹ bầu thấy rõ chính là hiện tượng rạn da, sắc tố da đậm màu bắt đầu từ giữa thai kỳ. Do thay đổi của cơ thể và hóc môn mẹ bầu cũng có thể gặp hiện tượng: Những vết rạn thường xuất hiện vào nửa sau thai kỳ ở bắp chân, ngực do da bị kéo căng

Những thay đổi khác

Ngoài 10 điểm thay đổi kể trên, bà bầu còn gặp một số các thay đổi khác như: chuột rút, phù chân do áp lực từ trọng lượng cơ thể tăng nhiều hay hiện tượng lông và tóc mọc nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể cao cũng là những điều thường gặp.

thay đổi cơ thể khi mang thai
Trong thai kì, cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
7

Những niềm hạnh phúc chỉ có khi mang thai

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Những niềm hạnh phúc vô bờ bến mà chỉ có khi bạn nhận được thiên chức làm mẹ, đó là:

  • Bạn có những giây phút thú vị khi lần đầu tiên bạn và ông xã biết được những dấu hiệu mình sắp có em bé.
  • Bạn sẽ có 9 tháng phía trước để lên kế hoạch, mơ mộng và tưởng tượng ra bao điều.
  • Bạn lựa chọn rất nhiều đồ dùng cho một bà mẹ đang mang bầu và thấy rằng chưa bao giờ chúng lại đẹp và thích hợp với bạn đến vậy.
  • Bây giờ là lúc bạn có thể nuông chiều bản thân mình. Thật tuyệt khi được dành cả giờ đồng hồ ngâm mình trong bồn tắm với hương thơm ngào ngạt, hay tận hưởng cảm giác thư thái khi xoa những lớp kem mềm mịn lên cái bụng ngày càng lớn của mình.
  • Bạn có thể tham gia lớp học dành cho các bà mẹ, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm đồng thời chia sẻ với những bà mẹ khác và biết đâu sẽ gặp thêm nhiều bạn mới.
  • Và một lần trong đời bạn cần phải tăng cân. Mang thai là cách mà tạo hoá khiến bạn thấy tăng cân là điều thật cần thiết.
  • Bạn được rất nhiều người thân trong gia đình: bố mẹ, cô chú quan tâm và đặc biệt là đức lang quân của mình.
  • Mối quan hệ của bạn với các anh chị em trong nhà, với bạn bè, những người đã là cha mẹ trở nên thân mật hơn nhiều.
  • Khi thông báo tin vui này với cha mẹ, anh chị, cô dì chú bác, bạn sẽ thấy khuôn mặt của họ thêm rạng ngời.
  • Bạn sẽ nhận ra mẹ mình thật tuyệt biết bao bởi những gì bà đã phải trải qua trong thời kì mang thai bạn.
  • Công việc trang trí phòng cho bé sẽ là một việc thú vị nhất bạn từng làm.
  • Bố mẹ bạn sẽ tìm lại tất cả những đồ dùng của bạn như chiếc nôi và những đôi giày nhỏ, những thứ mà họ gìn giữ kĩ càng trong cả khoảng thời gian dài và “chỉ" để dùng cho lúc này.
tương tác giữa bố và con khi mang thai
Những niềm hạnh phúc chỉ có khi mang thai

Xem thêm: Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh kịp thời

8

Những điều mẹ bầu cần lưu ý để thoát khỏi nguy hiểm đang "rình rập"

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Lưu ý khi mang thai, mẹ bầu nên tránh tối đa những điều sau:

  • Sơn móng tay: hóa chất trong sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ.
  • Không dùng nước hoa, xịt nước hoa vào cơ thể.
  • Không bê vác vật nặng trước bụng.
  • Không với 2 tay lên cao.
  • Đi dép 24/24h để tránh trơn trượt.
  • Bước đi nhanh, vội vàng.
  • Tẩy trắng răng: 3 tháng đầu, nướu của mẹ rất nhạy cảm nên tẩy răng trong thời kỳ này sẽ khiến nướu bị tổn thương.
  • Quan hệ tình dục thường xuyên, mạnh bạo.
  • Vận động mạnh.
  • Hút thuốc lá, uống bia, trà, cafe, nước ngọt có ga.
  • Làm việc quá sức.
  • Tắm bồn, xông hơi,…
Lưu ý khi có thai
Vấn đề mẹ bầu - Những điều mẹ bầu cần lưu ý để thoát khỏi nguy hiểm đang "rình rập"
9

Những lưu ý quan trọng ở tam cá nguyệt cuối cùng

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Đây là giai đoạn có thể gây ra nhiều mệt mỏi cho mẹ khi bụng bầu này một nặng nề hơn. Vì thế, mẹ có thể tham khảo một số điều nên làm sau đây để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong tam cá nguyệt thứ 3 này nhé:

  • Khám thai: Giai đoạn này, mẹ cần đi khám thai thường xuyên hơn, với tần suất 1 - 2 lần/tuần, thay vì 1 lần/ tháng như trước.
  • Thư giãn: Khoảng thời gian này, mẹ vẫn nên giữ cho trạng thái của mình được thư giãn tối đa, đừng nên làm việc quá sức, tránh căng thẳng.
  • Ăn vặt lành mạnh: Mẹ có thể ăn khi muốn và nên ngừng khi cảm thấy vừa đủ no. Đừng quên các tiêu chí chọn đồ ăn vặt lành mạnh như: không cồn, nước có ga hoặc đồ ngọt, nhiều axit béo bão hòa,...
  • Uống đủ nước: Việc uống đủ nước giúp da mẹ tăng độ đàn hồi. Tuy nhiên, đừng nên uống vượt lượng nước cần thiết, việc này sẽ làm mẹ ra vào nhà vệ sinh nhiều hơn đó mẹ ơi.
  • Chuẩn bị giỏ đồ sinh: Mẹ có thể bắt đầu hoàn thiện giỏ đồ sinh của mình bằng việc lên danh sách và bắt đầu bắt đầu mua sắm giỏ đồ sinh. Mẹ đừng quên sắm cho cả bản thân mình, cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, mẹ nhé.
  • Tham gia lớp tiền sản: Chuẩn bị đón bé chào đời, mẹ nên luyện tập một số kỹ năng khi sinh như cách hít thở, giữ hơi, rặn đẻ,.. cũng như những cách chăm sóc bé sơ sinh như: chăm sóc dây rốn, tắm hoặc massage cho bé,... trong những ngày đầu tiên.
  • Tập đếm cử động thai: Việc này sẽ giúp mẹ ý thức rõ ràng từng cử động của con yêu trong bụng và cho mẹ biết thời điểm sẵn sàng chào đời của bé.
  • Tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng: Mẹ có thể đi bộ, tham gia các lớp yoga cho bà bầu để có thể dễ sinh, tinh thần thoải mái cũng như mau lại dáng sau sinh.

Tam cá nguyệt thứ 3 tuy có thể mang đến nhiều mệt mỏi, đan xen với lo lắng cho mẹ, nhưng hẳn là một giai đoạn thú vị vì mẹ đã sắp được gặp mặt con cưng sau quá trình thai nghén trong bụng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý đến chế độ ăn uống, vận động phù hợp và đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có bất thường nào.

Khám khi mang thai
Vấn đề mẹ bầu: Những lưu ý quan trọng ở tam cá nguyệt cuối cùng

Xem thêm: Các chỉ số siêu âm mẹ cần nắm rõ và những thông tin chính xác nhất

10

Vấn đề mẹ bầu - Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

04/04/2023

 Chỉnh sửa

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tuyệt đối tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao nguy hiểm, các trò chơi cảm giác mạnh. Thay vào đó, hãy đi bộ, tập yoga cho bà bầu… để tăng cường sức khỏe. Nên chú ý đi lại cẩn thận, tránh đi vào những khu vực dễ trơn trượt, đề phòng bị ngã rất nguy hiểm. 

Ngoài ra, nếu mẹ bầu có thói quen sử dụng giày cao gót, nên cân nhắc về việc mua một đôi giày phù hợp và thoải mái hơn. Trong giai đoạn này, nên sắp xếp công việc để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tối đa việc thức khuya, ngủ không đủ giấc.

chế độ khi mang thai
Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Xem thêm:

Sữa bột cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kì và những điều đặc biệt lưu ý

Mẹ mang thai lần 2 có gì khác so với lần đầu? Những điều cần lưu ý

Mong rằng qua bài viết TopZ đã tổng hợp, bạn đọc đã note lại những thông tin về vấn đề mẹ bầu giúp ích cho bản thân bạn, người mẹ, người vợ đang mang thai của mình nhé! Chúc gia đình bạn có một hành trình thai kì suôn sẻ!

 

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo