Top 13 Vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam

5.0  (1 bình chọn)
 784

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã sản sinh ra nhiều vị tướng tài ba được cả thế giới ghi nhận. Mỗi triều đại lịch sử, dân tộc ta đều tự hào vì có được các danh tướng đủ tài và đức để lãnh đạo nhân dân đánh bại hầu hết các thế lực ngoại xâm, bảo vệ yên bình cho dân tộc. Do đó, những Vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam luôn được lưu danh muôn đời, khiến cho lớp lớp thế hệ sau ngưỡng mộ, tưởng nhớ và biết ơn. Tổng hợp những vị tướng giỏi và công lao của họ dưới đây giúp mọi người có thêm sự tham khảo, mở mang kiến thức.

1

Ngô Quyền

 Chỉnh sửa

Chắc hẳn đây không còn là cái tên lạ lẫm với mỗi con dân đất Việt. Ngô Quyền (898- 944) sinh ra ở Châu Đường Lâm, là con rể Tiết Độ sứ Châu Đình Nghệ.

Ông nổi tiếng với trận đánh giết quân Nam Hán năm 938 tại sông Bạch Đằng. Lúc bấy giờ ông đã dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều để đánh giặc, kết quả là quân Nam Hán thua chạy, quá nửa số quân lính địch phải bỏ mạng. Sau đó ông lên làm vua, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì phong kiến đầu tiên cho nước ta.

 

vituong-1
2

Đinh Bộ Lĩnh

 Chỉnh sửa

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 tại làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng, nay thuộc Gia Viễn, Ninh Bình. Ông là con của Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ.

Tên ông gắn với nhiều giai thoại như đánh trận giả, câu chuyện về long mạch đất Việt. Năm 926, đất nước loạn lạc hình thành 12 sứ quân. Ông cùng Đinh Liễn chiêu mộ binh tài, dẹp loạn, cứu nguy cho nước nhà. Năm 968, ông lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô tại Hoa Lư Ninh Bình.

vituong1
3

Lê Hoàn

 Chỉnh sửa

Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá (có thuyết nói: Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam) trong một gia đình nghèo khổ, bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh.

Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi. Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

vituong2
4

Lý Thường Kiệt

 Chỉnh sửa

Lý Thường Kiệt (1019- 1105) tên thật là Ngô Tuấn, người xã Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội, ông là Đại tướng quân kiêm nguyên soái dưới thời vua Lý Thánh Tông. Năm 1075, nhà Tống âm mưu đem quân sang xâm lươc nước Nam, ông là người đầu tiên dẫn quân sang Bắc chinh phạt và dành chiến thắng.

Ông nổi tiếng với nhiều trận đánh nổi tiếng trong đó có trận đánh trên sông Như Nguyệt cùng bài thơ thần "Nam Quốc Sơn Hà" trong lịch sử.

vituong3
5

Trần Hưng Đạo

 Chỉnh sửa

Trần Hưng Đạo (1228-1300) tên thật là Trần Quốc Tuấn quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh. Ông là người thống lĩnh và chỉ huy quân sự Đại Việt trong ba lần đánh quân Nguyên Mông (1257- 1288) - đội quân mạnh nhất thời bấy giờ.

Tháng 2/1984, ông được hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xếp ông là 1 trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới. Ông được nhân dân tôn gọi là Đức Thánh Trần và đặt tượng đài tưởng nhớ ông ở nhiều nơi.

vituong4
6

Nguyễn Huệ

 Chỉnh sửa

Nguyễn Huệ (1753- 1792) sinh ra và lớn lên tại Tây Sơn, Bình Định. Ông có công lớn trong việc đánh đổ hai thế lực Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Trong trận Ngọc Hồi, Đống Đa (1788), tuy quân địch có hơn 20 vạn, nhưng dưới tài chỉ đạo của Quang Trung đã đánh đại bại quân Mãn Thanh, xác địch chất cao hơn núi. Ông cũng là một nhà lãnh đạo suất sắc khi chưa từng thất bại khi cầm quân. Tuy nhiên, ông mất khi mới 39 tuổi để lại sự nghiệp còn dang dở, là nỗi mất mát lớn của nước nhà.

vituong5
7

Võ Nguyên Giáp

 Chỉnh sửa

Võ Nguyên Giáp (1911- 2013) sinh tại xã An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là người lãnh đạo và thành lập quân đội nhân dân việt Nam ngày 22/12/1944. Năm 1954, ông lãnh đạo quân đội Việt Nam và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm châu.

Ông cũng góp công trong việc đánh bại Đế quốc Mỹ (1975), giải phóng dân tộc. Ông cũng là một trong số những vị tướng không trải qua bất kì trường lớp quân sự nào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng thứ 2 của Việt Nam được hội đồng khoa học Hoàng gia Anh xếp vào danh sách 10 vị tướng giỏi nhất thế giới. Đại tướng mất ngày 4/10/2013 tại bệnh viện quân y 108 Hà Nội. Hưởng thọ 103 tuổi.

vituong6
8

Lý Ông Trọng

 Chỉnh sửa

Khi đi sứ Trung Quốc, ông từng giúp Tần Thủy Hoàng đánh tan quân Hung Nô quấy nhiếu. Sau khi ông về nước, Hung Nô biết tin, lại mang quân đánh phá, Tần Thủy Hoàng cho đúc pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng, đặt ở cửa Tư Mã, kinh đô Hàm Dương.

Mỗi khi thấy quân Hung Nô từ xa kéo đến, hàng chục binh lính Tần lại dùng sức đẩy cho bức tượng cử động, quân Hung Nô lầm tưởng Lý Ông Trọng nên không tấn công nước Tần nữa. Đến đời Đức Tông nhà Đường, 2 viên quan Triệu Xương và Cao Biền rất sùng bái Lý Ông Trọng, cho sửa sang lại đền thờ, tạc tượng gỗ, tôn xưng ông danh hiệu cao quý là Lý hiệu úy.

vituong7
9

Phạm Ngũ Lão

 Chỉnh sửa

Phạm Ngũ Lão gắn liền câu chuyện bị giáo đâm thủng đùi không nhúc nhích. Trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, ông đều lập công lớn.

Ngoài ra, Phạm Ngũ Lão còn ba lần cất quân đi trừng phạt quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành. Theo những tư liệu lịch sử còn lưu lại đến nay, suốt sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của mình, Phạm Ngũ Lão chưa hề thất bại.

vituong8
10

Phùng Hưng

 Chỉnh sửa

Phùng Hưng tự là Công Phấn, người làng Đường Lâm có sức mạnh phi thường, dũng mãnh, đánh được hổ, vật được trâu. Vốn con nhà hào phú, có thế lực.

Nhân Giao Châu có biến loạn, Phùng Hưng thu thập dũng sĩ, dựng cờ khởi nghĩa chống lại Cao Chính Bình, đánh chiếm được cả Đô hộ phủ (vốn được nhà Đường lập ra để cai trị nước Nam).

vituong9
11

Nguyễn Chí Thanh

 Chỉnh sửa

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967) là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào".

Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh".

vituong10
12

Văn Tiến Dũng

 Chỉnh sửa

Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002), nguyên: Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, là một vị tướng tài ba, mưu lược, nhà quân sự xuất sắc của dân tộc Việt Nam.

Những năm 1951-1953, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Đại đoàn Văn Tiến Dũng, Đại đoàn 320 (một trong những đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam) đã cùng bộ đội, dân quân du kích các địa phương đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, tiêu diệt, giam chân một lực lượng lớn quân cơ động của địch, góp phần làm đảo lộn thế chiến lược của thực dân Pháp trên chiến trường đồng bằng Bắc Bộ, làm thất bại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch.

Tháng 11-1953, Bộ Chính trị quyết định điều động đồng chí Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320 về làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, theo sự phân công của Bộ Tổng Tư lệnh, đồng chí Văn Tiến Dũng đã cùng đồng chí Nguyễn Chí Thanh tham mưu, giúp Bộ Chính trị và Trung ương Đảng chỉ đạo chiến trường đồng bằng, đồng thời tổ chức huy động sức người, sức của chi viện cho Mặt trận Điện Biên Phủ.

vituong11
13

Lê Đức Anh

 Chỉnh sửa

Đồng chí Lê Đức Anh sinh ngày 1/2/1920 tại Phú Lộc - Thừa Thiên Huế. Theo cuốn hồi ký của Nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng lê Đức Anh mang tên "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng", ông sinh ra trong một gia đình thuần nông.

Năm 1937 ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng và sau đó từ năm 1945, đồng chí Lê Đức Anh tham gia Việt Nam Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này), giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên các cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn. Tháng 2/1964, trước sự diễn biến phức tạp của chiến trường miền Nam, phía ta nhận định địch sẽ đổ quân và tiến hành đánh lấn, đánh lớn trong thời gian sắp tới nên điều đồng chí Lê Đức Anh quay ngược vào Nam, tăng cường cho lực lượng tại chỗ. Năm 1969, ông được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9.

Cuối năm 1974, đồng chí Lê Đức Anh được điều trở lại chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam và được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng.

Năm 1980, đồng chí Lê Đức Anh được phong hàm Thượng tướng. Năm 1984, ông được thụ phong quân hàm Đại tướng. Tháng 12/1986, Đồng chí Lê Đức Anh được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ tháng 2/1987 tới tháng 8/1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư thứ nhất Đảng uỷ Quân sự Trung ương.

Năm 1991, ông được bầu vào Thường trực Bộ chính trị, năm 1992 được Quốc hội phê chuẩn bầu vào vị trí Chủ tịch nước. Ông giữ cương vị này tới năm 1997 sau đó chuyển sang trở thành Cố vấn Trung ương Đảng và từ tháng 4/2001, ông chính thức nghỉ hưu.

vituong12

Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, cổ sử nước Việt đã sản sinh ra nhiều dũng tướng nổi tiếng, lưu danh thiên cổ, được hậu nhân nghìn đời ca tụng. Dù con sóng của dòng chảy lịch sử có bồi lấp thế nào, những Vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam vẫn chưa từng bị quên lãng.

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo