Top 10 bài hát hay về ngày 27/07 da diết trong từng lời ca

5.0  (1 bình chọn)
 845

Ngày 27/07 hằng năm là ngày tưởng nhớ về những người thương binh, liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ chiến tranh, bom đạn. Chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hòa bình như hôm nay là nhờ những người thương binh, liệt sỹ ấy đã đánh đổi bằng xương máu của chính mình. Khi nước nhà thống nhất có người may mắn được trở về  vẫn mang trên mình những thương tích chiến tranh nhưng cũng có những người đã mãi mãi nằm xuống tại chiến trường. Sự hy  sinh to lớn đã trở thành niềm cảm hứng bất tận để các nhạc sĩ cho ra đời những tác phẩm bất hủ tri ân. 

Dưới đây Topz xin trân trọng giới thiệu Top 10 bài hát bài hát hay về ngày 27/07 da diết trong từng lời ca để chúng ta nghe, ngẫm nghĩ và tỏ lòng thành tới những người anh hùng của Tổ Quốc nhé! 

1

Vết chân tròn trên cát

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Trần Tiến

Ý nghĩa bài hát: là câu chuyện về một người thương binh  trở về từ chiến trường. Tuy cơ thể không còn được lành lặn nhưng anh vẫn cùng đôi nạng gỗ hàng ngày đến trường làng để dạy cho các em thơ về những bài hát của quê hương...

Giải thưởng: N/A

Link nghe bài hát: Zingmp3

Trong hàng trăm ca khúc viết về người lính, “Vết chân tròn trên cát” (nhạc sĩ Trần Tiến) có một giọng điệu rất riêng. Với những nốt nhạc trầm, ca từ gợi hình đầy chia sẻ, bài hát này không chỉ là sự tri ân những người lính đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, mà còn thể hiện sự cảm phục sâu sắc đối với sự vươn lên sau thương tật của người chiến sĩ để tiếp tục cống hiến vì tương lai tươi sáng cho các thế hệ mai sau.

Ca khúc được viết dựa trên câu chuyện có thật về anh thương binh ở làng chài Tiền Hải (Thái Bình). Đây là một bài hát của nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác vào khoảng năm 198, một trong những bài hát viết về đề tài những người thương binh rất nổi tiếng và được nhiều người nghe yêu thích.

Vết chân tròn trên cát
2

Huyền thoại mẹ

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Trịnh Công Sơn 

Ý nghĩa bài hát: khắc họa hình ảnh mẹ Việt Nam anh hùng. Bài hát viết về những người mẹ Việt Nam anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh,chịu thương chịu khó

Giải thưởng: N/A

Link nghe bài hát: Nhaccuatui- Cẩm Vân

Huyền thoại mẹ là ca khúc tình cảm nói về mẹ, mẹ là người vất vả vì con cái, mẹ ngồi dưới cơn mưa, mẹ lội qua con suối, mẹ chìm trong đêm tôi, mẹ chìm dưới gian nan.... Tất cả những nỗi khổ, sự khó khăn vất vả mẹ đều là người đứng ra để che trở cho con cái.

Trong chiến tranh bom đạn, các mẹ Việt Nam một đời đã vì chồng vì con, vì dân vì nước mà thầm lặng hy sinh. Huyền thoại mẹ là ca khúc đi vào lòng người hầu hết ai cũng đều biết đến và thuộc lòng bài hát, với giai điệu sâu lắng, êm ái. Với ca từ cũng như giai điệu bài hát nhẹ nhàng, gần gũi quen thuộc gợi lên những hình ảnh rất đỗi thân thương:“Mẹ về đứng dưới mưa che đàn con nằm ngủ. Canh từng bước chân thù mẹ ngồi dưới cơn mưa”.

Huyền thoại mẹ
3

Biết ơn chị Võ Thị Sáu

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Nguyễn Đức Toàn

Ý nghĩa bài hát: Bài hát viết về tấm gương bất khuất của một thiếu nữ ở tuổi chưa đến 20, một cô gái yêu nước mà thích hát, thích hoa.Đây chính là ca khúc mặc niệm người nữ anh hùng bất khuất, can trường - Võ Thị Sáu

Giải thưởng: N/A

Link nghe bài hát: Nhaccuatui - Ca sĩ Thanh Thúy

Ra đời từ năm 1958, cách đây đã 56 năm nhưng ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn vẫn được đánh giá là một ca khúc hay, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người về hình ảnh nguời nữ anh hùng của lực lượng Công an nhân dân - chị Võ Thị Sáu.

Người nữ anh hùng Võ Thị Sáu đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng tên tuổi chị còn sống mãi cùng với nước non. Sự hi sinh của chị đã khơi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn viết nên bài thơ Biết ơn Võ Thị Sáu và do chính ông phổ nhạc bài thơ này. Cuộc đời cách mạng và cái chết bất khuất kiên trung ở tuổi đôi mươi của người con gái ấy đã trở thành một huyền thoại đẹp. Ngay trước họng súng của kẻ thù người con gái ấy vẫn cất cao lời hát khiến kẻ thù cũng phải khiếp sợ. Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu trở thành biểu tượng hiên ngang, lạc quan cách mạng, tỏ rõ được khí phách của người yêu nước, yêu cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng

Biết ơn chị Võ Thị Sáu
4

Năm anh em tên một chiếc xe tăng

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Doãn Nho

Ý nghĩa bài hát: Bài hát viết về người lính xe tăng. Một tác phẩm viết với tinh thần đồng đội, muôn người như một, sống cùng sống, chết cùng chết, tất cả tinh thần xả thân cứu nước

Giải thưởng: N/A

Link nghe bài hát: Zingmp3 - Tốp ca Tổng cục chính trị

Nhạc sĩ Doãn Nho đã lấy chất liệu âm nhạc dân ca ví dặm của Nghệ Tĩnh cho ca khúc. Để người nghe cảm nhận được những luyến láy tâm tình nhưng chất chứa bên trong là ngọn lửa luôn sẵn sàng bừng cháy: Năm anh em trên một chiếc xe tăng/Như năm bông hoa nở cùng một cội/Như năm ngón tay trên một bàn tay/Đã xung trận là năm người như một… Ngôn ngữ rõ ràng mang chất thép mà vẫn trữ tình, toát lên hình ảnh người lính xe tăng Việt Nam.

Bài hát thể hiện tình đồng đội, sống chết có nhau luôn là giá trị cốt lõi của quân đội ta. Tình đồng đội, đồng chí đồng lòng đồng hướng là yếu tố then chốt để chúng ta đánh thắng, chiến thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự do cho đất nước.

Năm anh em tên một chiếc xe tăng
5

Người chiến sỹ ấy

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Hoàng Vân

Ý nghĩa bài hát: bài hát thể hiện niềm lạc quan cách mạng, lòng kiêu hãnh biết bao khi được làm người chiến sĩ Quân đội nhân dân cầm súng đánh giặc, giữ nước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ và sự thương yêu đùm bọc của nhân dân.

Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh

Link nghe bài hát: Zingmp3 - NSND Quang Thọ

Nhạc sĩ Hoàng Vân đã để lại rất nhiều ca khúc nổi tiếng cho công chúng trên các lĩnh vực, ngành nghề, các mặt trận và các địa phương. Và bài hát Người chiến sĩ ấy, có thể nói là một tác phẩm âm nhạc dạng chính ca đầy đặn, trọn vẹn viết về người chiến sĩ. Hình tượng người chiến sĩ nổi bật, lớn lao, cao thượng, nhưng lại rất giản dị, gần gũi, mà ai trong chúng ta như cũng đã gặp trên con đường đấu tranh cách mạng. Hình tượng người chiến sĩ được nhạc sĩ Hoàng Vân xây dựng trong ca khúc Người chiến sĩ ấy-sáng tác năm 1969, khi mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã tròn một phần tư thế kỷ xây dụng, chiến đấu và trưởng thành, từ Nà Ngần, Phay Khắt đến Chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Người chiến sỹ ấy
6

Cỏ non thành cổ

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Tân Huyền

Ý nghĩa bài hát: Ca khúc chính là bản trường ca tái hiện lại thời kỳ chiến đấu hào hùng của cha ông trong công cuộc giành lại độc lập, tự do

Giải thưởng: Tác phẩm được Bộ Quốc phòng tặng thưởng danh hiệu "Bài hát xuất sắc nhất về đề tài lực lượng vũ trang"

Link nghe bài hát: Nhaccuatui - Ca sĩ Lệ Thu

Những lời ca rất đỗi bình dị nhưng lại khắc vào lòng người nỗi day dứt khôn nguôi. Có lẽ vì thế mà bao nhiêu năm qua, cứ mỗi lần nhắc đến những bài hát về đề tài thương binh - liệt sĩ thì “Cỏ non Thành cổ” của cố nhạc sĩ Tân Huyền là bài hát không thể không nhắc tới. Lời bài hát chính là sự gợi nhắc đến một địa danh anh hùng đã đi vào lịch sử và còn là niềm tưởng nhớ của thể hệ mai sau dành cho lớp lớp cha anh đi trước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh và ngã xuống mảnh đất quê hương.

Ca khúc này được nhạc sỹ Tân Huyền viết trong chuyến đi thực tế đến Quảng Trị để lấy tư liệu viết về đề tài chiến tranh. Khi đứng trên mảnh đất mà nhiều chiến sỹ của ta đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, nhạc sỹ Tân Huyền ngước lên nhìn bầu trời vào xuân và như muốn thu hết vào tầm mắt mình khoảng trời trong xanh vời vợi ấy.

Cỏ non thành cổ
7

Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Hoàng Hiệp

Ý nghĩa bài hát: bài hát thể hiện tình yêu trong chiến tranh, không chỉ gói trong giới hạn tình yêu đôi lứa mà  còn là sự gắn kết anh – em, đông – tây, Nam – Bắc, rộng ra là tình yêu đất nước, đoàn kết dân tộc. Bài hát là một trong những tình khúc hay nhất thời chống Mỹ

Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh

Link nghe bài hát: Nhac.vn - Ca sĩ Anh Thơ, Việt Hoàn

Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là một trong những bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật, được sáng tác trong những năm tháng chống Mỹ của dân tộc, trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, bài thơ vừa là một bản quân ca hùng tráng, vừa là một khúc tình ca lãng mạn. Năm 1971, bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và trở nên phổ biến cho đến ngày nay.

Bài hát có thể nói là rất thành công về mặt nghệ thuật, cảm xúc - trữ tình, song cái hay hơn có lẽ nói lên được cảm xúc lớn của thời đại, của cả một thế hệ trẻ, của cả dân tộc. Giai điệu, ca từ bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây đã phản ánh được tình cảm đằm thắm và sức sống mãnh liệt, niềm tin tất thắng trong trái tim người chiến sĩ Trường Sơn.

Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây
8

Bài ca không quên

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Phạm Minh Tuấn

Ý nghĩa bài hát: Bài hát dành cho tất cả sự hy sinh của những người con anh dũng vì Tổ quốc. Bài hát là nỗi niềm trăn trở với nhiều suy tư của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn với quê hương, với bạn bè, với cả cuộc đời.

Giải thưởng: N/A

Link nghe bài hát: Zingmp3 - Ca sĩ Cẩm Vân

Bài hát Bài ca không quên là nỗinhớ về những khoảnh khắc đau thương anh dũng, sự hy sinh to lớn của hàng triệu người con đã ngã xuống cho quê hương, trong đó có nỗi đau riêng của gia đình nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn.

Ca khúc “Bài ca không quên” được Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn sáng tác năm 1981 cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Nguyễn Văn Thông. Nói về hoàn cảnh ra đời "Bài ca không quên", nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn tâm sự: “Trong bài hát, có một phần nỗi đau riêng của gia đình tôi nằm trong nỗi đau chung của đất nước, nỗi đau mất đi đứa con gái và nỗi đau âm thầm của bà xã Hồng Cúc, người nữ chiến sĩ năm xưa…”

"Bài ca không quên” ngoài giai điệu hào hùng, còn khiến cho người nghe có cảm giác bi thương – đó chính là nỗi đau của những người chứng kiến người thân của mình mất đi vì chiến tranh tàn khốc.

Bài ca không quên
9

Màu hoa đỏ

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Thơ: Nguyễn Đức Mậu; Phổ nhạc:  Thuận Yến

Ý nghĩa bài hát: Bài hát là hình ảnh của người chiến sĩ từ giã mái tranh nghèo ra đi theo tiếng gọi của non sông và mãi mãi hóa thân thành “đá núi”, “mây ngàn” “bóng cây tre”… Màu hoa ấy còn là màu của chiều biên cương trắng trời sương núi, nơi có người mẹ già tóc bạc mỏi mắt chờ con…

Giải thưởng: Tác phẩm được giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và giải ca khúc xuất sắc của Bộ Quốc phòng năm 1994

Link nghe bài hát: Nhaccuatui - Trọng Tấn

Việt Nam là đất nước phải chống giặc ngoại xâm từ thủa khai sinh nên đề tài về chiến tranh, về thương binh-liệt sĩ chiếm tỷ lệ quan trọng trong nội dung của văn học nghệ thuật. Những trang viết về sự hy sinh mất mát của người lính, của những người mẹ, người vợ bao giờ cũng đem đến cho người đọc niềm xúc động thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc. “Màu hoa đỏ” của nhạc sĩ Thuận Yến, phổ thơ của Nguyễn Đức Mậu là một trong những tác phẩm ấy. Với những người lính đã từng trải qua cuộc chiến, khúc tráng ca “Màu hoa đỏ” như một trang nhật ký đậm màu cuộc sống.

Đó là hình ảnh của người chiến sĩ từ giã mái tranh nghèo ra đi theo tiếng gọi của non sông và mãi mãi hóa thân thành “đá núi”, “mây ngàn” “bóng cây tre”… Màu hoa ấy còn là màu của chiều biên cương trắng trời sương núi, nơi có người mẹ già tóc bạc mỏi mắt chờ con…

Bao năm qua, chiến tranh đã lùi xa, bom đạn đã nằm yên trong quá khứ… nhưng người ta vẫn không thôi ca bài ca “Màu hoa đỏ” mỗi độ tháng 7 về. Bài ca ấy như góp vào tháng 7 linh thiêng tiếng đồng vọng của những ngày đã qua. Và “màu hoa đỏ” ấy từ lâu đã không còn là màu của những người ra đi nữa mà đã hóa thành màu của cả những người ở lại.

Bài hát Màu Hoa Đỏ đã được rất nhiều ca sĩ thể hiện như ca sĩ Thanh Lam, ca sĩTùng Dương, ca sĩ Trọng Tấn… thể hiện thành công.

Màu hoa đỏ
10

Cô gái mở đường

14/01/2022

 Chỉnh sửa

Tên tác giả: Xuân Giao

Ý nghĩa bài hát: Bài hát khắc họa hình ảnh những cô gái can trường vượt qua mưa bom bão đạn để giao thông thông suốt đã được khắc họa đầy tự hào bên cạnh sự khắc nghiệt trên những con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến.

Giải thưởng: N/A

Link nghe bài hát: Zingmp3 - Ca sĩ Cẩm Ly

Trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong đã góp một phần không nhỏ. Biết bao bài hát ca ngợi chiến công anh dũng của họ, trong đó có “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao, luôn có sức sống mãnh liệt xuyên thời gian… Qua giai điệu và ý niệm trong những ca khúc như “Cô gái mở đường” của nhạc sỹ Xuân Giao.

Bài hát được xuất phát từ sự “ngỡ ngàng” của nhạc sỹ Xuân Giao khi bất chợt nghe thấy ở đâu đó giữa màn đêm tối vút lên tiếng hát trong trẻo, yêu đời. Cũng vì thế mà câu hát mở đầu ca khúc cũng chính là bối cảnh tại tuyến đường cầu Hàm Rồng: “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai vang động cây rừng? Phải chăng em, cô gái mở đường? Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”.

Cô gái mở đường

Việt Nam là dân tộc anh hùng với những con người nhỏ bé nhưng kiên cường, bất khuất hiên ngang; một dân tộc có những bà mẹ Việt Nam anh hùng lặng lẽ khóc thầm tiễn chồng con lên đường bảo vệ Tổ quốc; những chàng trai, cô gái sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân khi Tổ quốc cần… Đó là những điều chân thực mà lịch sử không thể nào xuyên tạc được. Để tưởng nhớ và ghi ơn đời đời cho sự hy sinh, mất mát cũng như phát huy giá trị truyền thống yêu nước mà Việt Nam đã lấy ngày 27/07 hằng năm làm ngày lễ kỉ niệm quốc gia, được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của con người Việt Nam. Cùng với đó những ca khúc bất hủ, những bài hát hay về ngày 27/07 vang lên càng khiến mọi trái tim người Việt muốn hướng về tỏ lòng tri ân

 

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo