Top 12 Sự thay đổi của cơ thể khi mang thai mẹ nào cũng tò mò

5.0  (1 bình chọn)
 966

Thay đổi của cơ thể khi mang thai - “Bao ngày mẹ ngóng bao ngày mẹ trông bao ngày mẹ mong con chào đời…” Đây là những câu hát trong bài “Nhật ký của mẹ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói về những cảm xúc mong ngóng, chờ đón sinh linh bé nhỏ chào đời của người mẹ.

Ngoài những biến đổi về mặt cảm xúc nêu trên, mẹ bầu còn có nhiều sự thay đổi của cơ thể khi mang thai đa phần là do nguyên nhân thần kinh và nội tiết tố gây ra. Hãy cùng TopZ khám phá ngay sau đây, để xem bạn đã sẵn sàng lên thiên chức làm mẹ không nhé!

1

Thay đổi nội tiết

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Thay đổi của cơ thể khi mang thai đầu tiên mà mỗi mẹ bầu đều đối mặt đó là thay đổi nội tiết.

hCG

Có tác dụng duy trì chức năng của hoàng thể chế tiết ra progesteron; tác dụng gián tiếp lên sự phát triển cơ quan sinh dục ngoài của thai nhi nam. hCG là một trong những nguyên nhân gây tình trạng nôn ói ở thai phụ.

Được sử dụng để phát hiện và theo dõi thai nghén:

  • hCG Thấp: có thể sảy thai, thai ngoài tử cung
  • hCG Cao: thai trứng, đa thai

Khi thai phụ có tình trạng nôn ói quá mức, cần đi khám để phát hiện thai bệnh lý nếu có.

Prolactin

Khi mang thai, nồng độ prolactin của người phụ nữ tăng cao có tác dụng chuẩn bị cho tuyến vú để chế tiết sữa. Prolactin trong nước ối giúp cho điều hoà chuyển hoá muối và nước của thai nhi.

Progesterone

Chuẩn bị và duy trì nội mạc tử cung để cho trứng làm tổ; làm giãn cơ tử cung và phòng tránh cơn co tử cung. Ngoài ra Progesterone còn có tác dụng lợi tiểu. Những trường hợp xuất huyết âm đạo, hoặc dọa sẩy thai, nghi ngờ do thiếu Progesterone sẽ được bác sĩ ghi toa bổ sung chất này cho thai phụ. 

Ngoài ra Progesterone tăng trong thai kỳ còn làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ dày, giảm trương lực cơ vòng, giảm nhu động ruột... gây ra các triệu chứng dạ dày thực quản ở thai phụ, kể cả hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

thay đổi hoocmon
Thay đổi nội tiết
2

Thay đổi cơ quan sinh dục

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Thân tử cung

Thay đổi nhiều nhất của cơ thể. Đến cuối thai kỳ, trọng lượng tử cung có thể tăng đến gấp 20 lần khi không có thai. Thường cuối thai kỳ, tử cung có hình trứng dọc, cực nhỏ ở dưới, cực to ở trên. Khi thai đã lớn, tử cung sẽ có hình dạng ứng với tư thế của thai nhi nằm bên trong như: hình trứng, hình trái tim, hình bè ngang…

Cổ tử cung

Khi có thai, chất nhầy cổ tử cung đục và đặc tạo nút bịt kín lỗ cổ tử cung, ngăn việc thụ tinh lần hai và tránh nhiễm khuẩn ngược chiều. Khi chuyển dạ, cổ tử cung mở, chất nhầy được tống ra ngoài, dân gian thường gọi: “ra nhựa chuối”.

Âm đạo, âm hộ

Âm đạo dài ra và dễ giãn, có màu tím. Chất dịch trong âm đạo tăng tính axít làm các mầm bệnh không sinh sôi nảy nở được. Các môi lớn và môi nhỏ có những tĩnh mạch giãn rộng. Dưới da có nhiều tĩnh mạch làm cho âm vật cũng có màu tím.

3

Thay đổi của cơ thể khi mang thai - Tiểu nhiều

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Hãy chắc chắn rằng bạn uống nhiều nước để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu. Thực hiện các bài tập để tăng cường sàn chậu (ví dụ: bài tập Kegel) để kiểm soát đi tiểu không mong muốn.

Bạn cũng phải cẩn thận để duy trì vệ sinh hợp lý để ngăn ngừa nhiễm trùng. Thực hiện xét nghiệm nước tiểu định kỳ trong thai kỳ để phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiểu.

4

Ợ nóng

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Tử cung đang phát triển gây áp lực lên cơ vòng của dạ dày nên làm dễ bị trào ngược dịch vị. Ăn các bữa nhỏ, thường xuyên, tránh thức ăn cay, thức ăn chiên, dầu, và ăn quả hạnh và gừng có thể giúp giảm bớt chứng ợ nóng.

Uống nhiều nước hoặc nước ngọt từng hớp nhỏ, nằm nghiêng trái hoặc nằm nửa ngồi cũng hữu ích trong việc kiểm soát chứng ợ nóng. Bạn nên cố gắng đi bộ sau bữa ăn, tránh nằm ngay sau khi ăn để giảm bớt và ngăn ngừa sự khởi phát của chứng ợ nóng.

sự khó chịu của mẹ
Ợ nóng
5

Thay đổi của cơ thể khi mang thai - Buồn nôn và nôn

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Buồn nôn và  nôn do sự thay đổi hóc môn trong thai kỳ. Dạ dày rỗng có thể làm tăng cảm giác buồn nôn. Hãy thử ăn các món ăn nhẹ khô, giàu carbohydrate như bánh quy trước khi đi ngủ và trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng.

Xem thêm:

Tăng đề kháng cho bà bầu giúp phòng chống bệnh và giảm nghén

Thực phẩm giảm nghén cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất

 

6

Rối loạn giấc ngủ

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Điều này có thể gây ra bởi đi tiểu thường xuyên, không có khả năng để tìm một vị trí ngủ thoải mái trên giường, vận động của thai nhi hoặc căng thẳng và lo lắng. Tránh các chất chứa cafein và sử dụng đệm mềm để tạo sự sự thoải mái khi ngủ.

7

Đau lưng

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Đau lưng là do sự thay đổi trọng tâm cơ thể, tăng cân và sự căng cơ, liên quan đến việc giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể. Các hormone relaxin và progesterone đôi khi làm mềm các dây chằng, sự lỏng lẻo khớp.

Đau lưng có thể được giảm bớt bằng cách tập thể dục như lăn tròn, giữ tư thế đúng, đi bộ, mang giày thoải mái, massage vùng lưng đau. Cố gắng duy trì tư thế thẳng lưng khi nâng đồ vật.

đau lưng dữ dội
 Đau lưng
8

Phù tay chân

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Phù là do sự tích tụ chất lỏng trong thai kỳ. Cần tháo đồ trang sức chặt như nhẫn. Nâng cao chân khi nghỉ ngơi, ngủ và mang giày thoải mái. Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.

Ngoài ra sự cản trở máu về tim có thể do: Mặc đồ quá chật; Có thai và thai lớn; Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng; Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;

Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi; Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng; Dư cân và béo phì; sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ cơ thể mẹ khi mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.

9

Giãn tĩnh mạch

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Giãn tĩnh mạch cũng là thay đổi của cơ thể khi mang thai, thường xuất hiện ở chân, âm hộ và hậu môn. Để làm giảm các triệu chứng này,khi ngủ hãy nâng chân lên khỏi giường 10 cm. Góc này làm giảm tình trạng giãn mạch. Mặc vớ đàn hồi y khoa trước khi bắt đầu ngày mới và tập thể dục chân cũng rất hiệu quả. Chú ý nếu bạn nhận thấy có nổi mẩn đỏ ở da chân tay, tăng nhiệt độ hoặc dấu xuất huyết dưới da cần khám bác sĩ tìm nguy cơ thuyên tắc mạch

giãn tĩnh mạch, phù chân
Giãn tĩnh mạch
10

Thiếu máu

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Thiếu máu là một vấn đề phổ biến ở cơ thể mẹ khi mang thai và được đặc trưng bởi cảm giác mệt mỏi liên tục. Để ngăn ngừa thiếu máu, hãy ăn các thực phẩm giàu chất sắt như rau xanh (ớt xanh, bông cải xanh, rau diếp), các loại hạt và lòng đỏ trứng, thịt đỏ và gà tây, và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bạn có thể dùng viên bổ sung viên sắt.

11

Thay đổi khẩu vị

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Do những khó chịu nhất định trong thai kì, đặc biệt là 3 tháng đầu nghén ngẩm. Có nhiều mẹ đã thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống. Có thể bạn sẽ thèm ăn chua rất nhiều: ăn được khế chua không cần muối, ăn chanh tươi, ăn me…hoặc thèm đồ ngọt dù trước đó bạn rất ít ăn bánh kẹo hoặc chocolate.

Thèm bất kì nhóm thức ăn nào cũng đều có nguyên nhân. Có thể là tín hiệu cơ thể gửi đến bạn đang thiếu một nhóm chất nào đó hoặc đơn giản bạn cần chút vị cho bớt “nhạt mồm nhạt miệng” 

Điều này hoàn toàn bình thường và thường sẽ dần biến mất khi bạn trải qua 3 tháng đầu hoặc sau thời gian sinh nở mà không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của cả mẹ và bé đâu nhé!

Xem thêm:

Top 7 Ngũ cốc cho bà bầu ăn ngon cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Top 8 Trái cây cho bà bầu cung cấp vitamin dồi dào và tốt nhất

12

Tâm trạng thất thường

29/03/2023

 Chỉnh sửa

Thay đổi tâm trạng khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến, một phần là do sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh (chất truyền tin hóa học trong não). Mẹ bầu sẽ phản ứng khác nhau với những thay đổi này. Một số mẹ cảm thấy hưng phấn, trong khi những người khác tuột cảm xúc, trở nên lo lắng và chán nản.

Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ hai, không thể kiểm soát những cơn stress, lo âu, buồn chán, hãy tìm gặp chuyên gia tâm lý để tránh rơi vào trạng thái trầm cảm khi mang bầu. 

tâm trạng thất thường
Tâm trạng thất thường

Sau khi đọc xong bài viết, bạn hãy kiểm tra xem bạn hay người thân có những dấu hiệu trên không nhé! Nếu có những sự thay đổi của cơ thể khi mang thai như TopZ kể trên, bạn hay người thân hãy đi khám bác sĩ để có kết quả chính xác. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Đánh giá:

Bình luận

Vui lòng đăng nhập để bình luận.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Báo lỗi

Nội dung báo lỗi là bắt buộc!

Thông báo